Lạ mà hay: Cho lan rừng "uống" nước luộc đu đủ thu hàng trăm triệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhờ cách làm lạ mà hay là chăm cả nghìn giò lan rừng bằng nước luộc lá đu đủ, anh Tòng Văn Din, sinh năm 1983, dân tộc Thái ở bản Nà Cài (xã Chiềng Ly, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) nhẹ nhàng bỏ túi 300 triệu đồng mỗi năm.



Đam mê lan rừng từ bé

Ngay từ khi còn là một cậu bé mới bắt đầu học cấp 2, anh Tòng Văn Din ở bản Nà Cài, xã Chiềng Ly đã có sở thích không giống bạn bè cùng trang lứa là thích trèo lên cây đa nghịch và chơi lan rừng. Nhờ tình yêu say mê với lan rừng, đến nay, anh Din sở hữu cho mình vườn lan rừng lớn nhất đất Thuận Châu.


 

Anh Tòng Văn Din bên cạnh giò lan hạc vỹ đột biến có giá trị khoảng 20 triệu đồng.
Anh Tòng Văn Din bên cạnh giò lan hạc vỹ đột biến có giá trị khoảng 20 triệu đồng.



Chúng tôi tìm đến nhà anh Din vào dịp tết Nguyên đán Canh Tý đang kề cận. Trong khi các gia đình khác đang tấp nập chuẩn bị Tết, vợ chồng anh Din vẫn mải miết làm giá thể, tách cây con để trồng lan rừng.


 

Theo anh Din, để nước đun lá đu đủ phát huy hiệu quả cao đối với lan rừng thì cần phải đun mất 4 - 5 tiếng đồng hồ. Khi đó nước đun lá đu đủ đặc phun lên các giò lan rừng thì các loại sâu bệnh mới chết.
Theo anh Din, để nước đun lá đu đủ phát huy hiệu quả cao đối với lan rừng thì cần phải đun mất 4 - 5 tiếng đồng hồ. Khi đó nước đun lá đu đủ đặc phun lên các giò lan rừng thì các loại sâu bệnh mới chết.



Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Tòng Văn Din chia sẻ: Tôi cũng không biết cơ duyên nào lại khiến tôi say mê với lan rừng đến vậy. Từ thưở học cấp 2, mấy thằng bạn còn đang mặc quần vá đít chơi bi dưới tán cây rừng thì tôi lại có sở thích ngắm lan rừng nở hoa trên cây. Hễ nhìn thấy cây cổ thụ nào mọc lan rừng là tôi tìm mọi cách trèo lên bằng được để hái.


 

Vào những ngày thời tiết nắng nóng, một ngày, anh Din phải tưới nước cho vườn lan 2 lần.
Vào những ngày thời tiết nắng nóng, một ngày, anh Din phải tưới nước cho vườn lan 2 lần.



Thời gian thấm thoát trôi đi, năm 2009, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Tây Bắc, anh Din không chọn nghề “lái đò, cầm phấn” mà quyết chí làm giàu theo nghề trái tim mách bảo: Trồng và chăm sóc lan rừng.

“Tình yêu, say mê lan rừng đối với tôi đã ngấm vào máu nhưng vốn liếng và kinh nghiệm trồng còn thiếu, bởi vậy, khi quyết tâm đầu tư vào nghề này tôi chỉ trồng 100 giò. Năm này qua năm khác, đúc rút được kinh nghiệm, tích cóp được vốn liếng, tôi lại mở rộng thêm diện tích và tăng dần số lượng lan, sưu tầm các loài lan rừng” – anh Din cho biết.



 

Để cung cấp chất dinh dưỡng cho vườn lan, anh dùng phân dê. Trước khi bón cho phân dê trực tiếp lên giá thể trồng lan, anh Din dùng nấm Trichoderma xử lý trước.
Để cung cấp chất dinh dưỡng cho vườn lan, anh dùng phân dê. Trước khi bón cho phân dê trực tiếp lên giá thể trồng lan, anh Din dùng nấm Trichoderma xử lý trước.


“Sống khỏe” nhờ chăm lan rừng bằng nước luộc đu đủ

Dẫn chúng tôi ra tham vườn lan, anh Din bảo: Hiện, vườn lan rừng của gia đình có trên 30 loài lan các loại như: phi điệp tím, hạc vỹ, đùi gà, Hoàng thảo vôi, đuôi chồn, tam bảo sắc… với trên 6.000 giò các loại. Loại rẻ nhất có giá từ 300 nghìn đồng đến 1 triệu đồng mỗi giò, loại đắt có giá từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng mỗi giò...


 

Giò lan rừng da báo của anh Din với giá khoảng hơn 30 triệu đồng. Những giò lan rừng tươi tắn, khỏe khoắn như thế này cũng nhờ được anh cho
Giò lan rừng da báo của anh Din với giá khoảng hơn 30 triệu đồng. Những giò lan rừng tươi tắn, khỏe khoắn như thế này cũng nhờ được anh cho "uống" nước đun lá đu đủ.



Tiết lộ thêm với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Din bật mí: Khâu quan trọng nhất để trồng lan rừng thành công là phòng trừ được bệnh; cung cấp đầy đủ phân bón, nước tưới cho cây. Lan rừng thường bị một số loại bệnh, như: Bệnh thối nhũn, bệnh vàng lá… Để phòng trừ được loại bệnh này, tôi không dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phun mà mua hàng bao tải lá đủ đủ đun với nước khoảng 4 – 5 tiếng đồng hồ, sau đó để nguội và phun trực tiếp lên vườn lan.


 

Một góc vườn lan rừng hàng đột biến có giá trị khoảng hàng trăm triệu đồng của anh Din.
Một góc vườn lan rừng hàng đột biến có giá trị khoảng hàng trăm triệu đồng của anh Din.



Theo Anh Din, dùng nước đu đủ phòng trị bệnh cho lan rừng vất vả hơn nhiều so với dùng thuốc BVTV, nhưng không ảnh hưởng tới sức khỏe con người và làm xấu môi trường sống.

Nhờ áp dụng phương pháp lạ mà hay là dùng lá đu đủ đun với nước, hàng nghìn giò lan rừng của anh Din sinh trưởng và phát triển rất tốt. Trung bình, mỗi năm anh Din xuất bán ra thị trường khoảng 2.000 giò lan rừng các loại. Doanh thu mỗi năm đạt từ 900 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí cây giống, anh Din lời khoảng 300 triệu đồng.



 

 Vườn lan rừng nhà anh Din được làm giàn kiên cố, lưới che cẩn thận để tránh nắng mưa.
Vườn lan rừng nhà anh Din được làm giàn kiên cố, lưới che cẩn thận để tránh nắng mưa.



Theo lời kể của anh Din, trong thời gian tới, anh sẽ tiếp tục học hỏi thêm kinh nghiệm trồng lan rừng, kỹ thuật nhân giống lan rừng và giúp đỡ các hộ dân trong bản Nà Cài đam mê nghề lan rừng về giống, kỹ thuật chăm sóc, để góp phần nâng cao đời sống dân sinh cho bà con nơi đây...

http://danviet.vn/muon-cach-lam-giau/la-ma-hay-cho-lan-rung-uong-nuoc-luoc-du-du-thu-hang-tram-trieu-1052201.html

Theo Tuệ Linh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.