Nghề hỗ trợ người khuyết tật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày càng nhiều người khuyết tật (NKT) cần đến sự giúp đỡ của các P.A (personal assistant - người hỗ trợ cá nhân). Vậy P.A là ai, một ngày làm việc của họ gồm những gì?

 Chị Xuân Thảo và “user” Thu Huyền (người được cõng)
Chị Xuân Thảo và “user” Thu Huyền (người được cõng)



Đặng Ngọc Nhâm rời khỏi nhà lúc 7 giờ rưỡi sáng, trên đường đến nhà user (cách gọi NKT) Thu Huyền, cô ghé mua cà phê sữa đá và một hộp xôi. Chị Huyền mở cửa đón Nhâm, họ cùng vui vẻ ăn sáng trước khi đi siêu thị mua một số món đồ cần thiết. Chị Huyền bị nhược cơ, Nhâm bế chị đặt lên xe máy của mình, sau đó cầm giúp chị một số món đồ nặng.

Nhâm 25 tuổi, quê Phú Yên, ngành công tác xã hội, Trường ĐH Lao động xã hội TP.HCM, biết dự án “Sống độc lập” của Trung tâm khuyết tật và phát triển DRD (TP.HCM) và nộp hồ sơ tham gia từ khi còn là sinh viên năm cuối. “Một ngày làm việc của tôi kéo dài 8 tiếng hoặc hơn. Một tuần tôi hỗ trợ 4 - 5 NKT, trước khi đến nhà của NKT chúng tôi có trao đổi và thống nhất một số vấn đề như giờ giấc, kế hoạch làm việc”, Nhâm cho biết.

Một nguyên tắc quan trọng của P.A đó là “làm cùng chứ không làm thay, làm giúp; giúp đỡ người khác mà không can dự vào sự nỗ lực và cố gắng của họ”, Nhâm cho hay. Do đó, có thể cùng NKT nấu ăn, giặt đồ, phơi đồ, quét nhà nhưng các P.A tuyệt đối không được áp đặt quan điểm cá nhân của mình vào công việc hoặc “giành” làm hết. “Chị Huyền nói chúng tôi cùng nấu cơm, tôi sẽ hỏi chị ấy muốn lấy gạo bao nhiêu, chị cho nước nhé, hoặc chị ấy cùng tôi thái thịt, ướp gia vị”, Nhâm chia sẻ.

Chị Xuân Thảo, P.A bán thời gian và toàn thời gian, tham gia dự án Sống độc lập của DRD tại TP.HCM trong gần 3 năm cho biết, một P.A cơ bản phải có được sức khỏe và am hiểu được nguyên tắc của công việc hỗ trợ, cùng với tinh thần làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để trở thành một P.A tốt thực sự thì cần có sự đồng cảm sâu sắc với con người và sự nhạy bén.

“Mối quan hệ P.A - NKT thường sẽ phát triển trở thành tình bạn, do có sự gắn bó lâu dài và gần gũi, thân mật. Những vấn đề cá nhân cũng có thể phát sinh. Lúc đó P.A cần có kỹ năng để thấu hiểu vấn đề, lựa chọn cách ứng xử, hồi đáp phù hợp nhất”, chị Xuân Thảo nói.

P.A là một công việc được hưởng lương, không phải sự giúp đỡ thiện nguyện. Tuy nhiên, hơn cả những thù lao nhận được, nhiều P.A cho hay chính họ đã học được NKT nhiều điều.

Đặng Ngọc Nhâm hiện tại có một công việc liên quan tài chính tại Q.Tân Bình, TP.HCM. Tuy nhiên, những kiến thức trong nghề đã hỗ trợ Nhâm rất nhiều để tiếp tục tham gia các hoạt động công tác xã hội, giúp đỡ NKT, trẻ em kém may mắn”.


VN đang thiếu dịch vụ cung cấp P.A

Ông Nguyễn Văn Cử, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển năng lực người khuyết tật DRD, cho hay hiện ở VN đang thiếu dịch vụ cung cấp P.A, cả nước chỉ có 1 trung tâm sống độc lập ở Hà Nội được công nhận tư cách pháp nhân cung cấp dịch vụ P.A, tuy nhiên dịch vụ tại đây do NKT trả 2/3 phí, 1/3 còn lại là do nguồn tài trợ trong và ngoài nước hỗ trợ”.


Thúy Hằng (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.