Về quê trồng lúa sạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đang có cuộc sống ổn định, thậm chí 'sang chảnh' tại TP.HCM, một phụ nữ gốc Quảng Trị bỗng quay về quê mở công ty, 'bắt tay' với nông dân, xắn quần lội ruộng để... trồng lúa sạch.

“Bà nông dân” xinh đẹp

Làm việc với Phạm Thị Diễm Lệ (37 tuổi) nhiều người thường "thắc mắc": “Làm nông có cần phải... xinh đẹp thế không?”.

 

Chị Phạm Thị Diễm Lệ (trái) và sản phẩm “gạo hữu cơ Quảng Trị”.
Chị Phạm Thị Diễm Lệ (trái) và sản phẩm “gạo hữu cơ Quảng Trị”.

Diễm Lệ đâu chỉ xinh đẹp. Chị từng học quản trị kinh doanh tại ĐH Kinh tế Đà Nẵng, rồi khăn gói vào nam, lăn lộn nhiều năm ở TP.HCM. Chốn thị thành, chị cũng đã nếm trải không ít va chạm của đời sống, chuyện làm ăn kinh tế… Nhưng với bản lĩnh và khát vọng khẳng định mình nơi đất khách, chị gặt hái thành quả mà nhiều người mơ ước, giữ vị trí cao trong một đơn vị thuộc ngành dầu khí.

Thế rồi, từ giữa năm 2016, Diễm Lệ “rẽ ngang” làm một công việc mà trước đây ít nghĩ tới: làm nông. Chị rời TP.HCM, quay về Quảng Trị lập công ty và làm nông trên đồng đất quê mình. “Người có sức khỏe thì mơ nhiều thứ, còn người không có sức khỏe chỉ mơ có… sức khỏe tốt mà thôi. Mà trong đời sống hiện đại này, thực phẩm sạch là điều tiên quyết để con người đảm bảo sức khỏe. Vậy còn gì ý nghĩa hơn khi mình làm ra những thực phẩm sạch?”, chị Lệ tâm sự. Công ty CP nông sản hữu cơ Quảng Trị do chị làm giám đốc đã gầy dựng từ suy nghĩ ấy. Đầu tiên, chị chọn lúa gạo - nông sản thiết yếu và gần gũi với bất kỳ người dân VN nào.

Từ khi làm nông, phải di chuyển như con thoi từ TP.HCM về Quảng Trị và ngược lại, Diễm Lệ ít xuất hiện trong những bộ cánh lộng lẫy, không thường “check in” những địa điểm sang trọng. Người ta bắt đầu quen với hình ảnh với một "bà nông dân" dáng vẻ tất tả, bước thấp bước cao dọc những bờ kênh, ruộng lúa hoặc lội bùn trò chuyện với nông dân…

“Vitamin yêu thương” trong từng hạt lúa

Một năm theo đuổi việc trồng lúa gạo hữu cơ, với sự hỗ trợ đặc biệt từ chính quyền, công ty của chị Phạm Thị Diễm Lệ đã ký kết với 13 hợp tác xã, tổ hợp tác thuộc 6 huyện, thành phố tại Quảng Trị. Riêng vụ hè thu, các bên đã liên kết sản xuất trên diện tích lúa xấp xỉ 90 ha.

Phía công ty của chị Lệ cho nông dân ứng trước toàn bộ phân hữu cơ, giống, hướng dẫn cách bón phân, chăm sóc… và thu mua sản phẩm ngay tại ruộng với giá 7.000 đồng/kg lúa tươi. Ngược lại, nông dân tham gia chương trình cũng phải cam kết không được dùng bất kỳ loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nào. Trong trường hợp phát hiện ruộng lúa nào vi phạm nguyên tắc, chủ ruộng phải bồi thường 30 triệu đồng. “Còn nhớ dạo giữa vụ, rầy nâu hoành hành, nông dân đứng ngồi không yên, các bác chủ nhiệm hợp tác xã xin cho phun thuốc trừ rầy. Nhưng tôi đã thuyết phục với nguyên tắc rằng: Thà thu hoạch ít mà sạch còn hơn nhiều mà không còn là hạt gạo hữu cơ nữa”, chị Lệ nhớ lại.

Ra điều kiện hợp tác nghiêm ngặt là thế, những tưởng năng suất sẽ sụt giảm nhưng không, mỗi héc ta trồng lúa hữu cơ vẫn đạt 40 - 45 tạ/ha. Đặc biệt hơn, với giá bán cao hơn lúa thường, hiệu quả kinh tế mang lại cho nông dân cũng thấy rõ vì tăng gấp 2 - 2,5 lần. Khi đã có lúa sạch, chị Lệ cùng đồng sự tiếp tục tạo nên những hạt gạo sạch. Và lần đầu tiên sau rất nhiều năm, thương hiệu “Gạo hữu cơ Quảng Trị” đã được xác lập, vừa chính thức ra mắt hồi giữa tháng 10.

Sản phẩm được kiểm chứng chất lượng bởi Trung tâm kiểm nghiệm thực phẩm (Sở Y tế Thừa Thiên-Huế), trong đó chứa nhiều thành phần quan trọng cho sức khỏe như vitamin B1, B6 và các khoáng chất như sắt, kẽm, kali, magie... “Trong hạt gạo này có một vitamin mà khoa học vẫn chưa chứng minh được nhưng lại có giá trị rất tuyệt vời, đó là “vitamin yêu thương”. Thứ vitamin này đến từ những cố gắng của bản thân tôi, đồng sự, những người nông dân và chính quyền địa phương… với khát vọng tạo ra những hạt gạo thực sự sạch, mang thương hiệu quê hương Quảng Trị. Cũng vì điều này nên slogan của sản phẩm mang dòng chữ: Thơm thảo như tình mẹ”, chị Lệ dí dỏm.

Nguyễn Phúc/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.