Phạm Thị Kim Khánh "lối rẽ" bất ngờ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 21 năm gắn bó với ngành Viễn thông, bất ngờ Phạm Thị Kim Khánh (ảnh)-nguyên Trưởng phòng Điều hành Nghiệp vụ (Trung tâm Kinh doanh VNPT Gia Lai) xin nghỉ việc để hướng sang một ngành nghề chẳng chút liên quan: sản xuất gạch không nung!

Vốn đã biết Kim Khánh rất lâu vì chị khá nổi tiếng trong ngành Bưu điện những năm 2000 (là một trong những giọng ca hay của Bưu điện tỉnh lúc ấy), tôi khá bất ngờ khi mới đây gặp lại và được biết chị hiện là Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Tiến Minh, chuyên sản xuất gạch không nung bê tông cốt liệu, ngói màu.

 

 

Trò chuyện về “lối rẽ” đầy bất ngờ, Kim Khánh cho biết, năm 2016, sau 21 năm gắn bó với ngành Viễn thông, chị muốn trải nghiệm ở một lĩnh vực mới để thử sức mình, mặc dù mức thu nhập của chị lúc ấy hơn 15 triệu đồng/tháng. Trước câu hỏi vì sao lại đầu tư vào lĩnh vực sản xuất gạch không nung, chị cho biết: “Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cả nước sẽ tiến tới xóa bỏ sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, lò đứng, lò vòng... Trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh cũng đã có văn bản chỉ đạo liên quan đến vấn đề này. Mình nghĩ, kinh doanh thì phải đi tắt, đón đầu thì mới mong thành công. Vì vậy, mình bàn với gia đình và quyết định đầu tư vào sản xuất, kinh doanh mặt hàng này”. Khi đã có sự đồng tình của gia đình, chị liền làm dự án đầu tư, vay vốn ngân hàng, đồng thời tuyển công nhân cho đi tập huấn kỹ thuật sản xuất tại Hải Phòng.

Với quy mô sản xuất 60 triệu viên gạch, 3 triệu viên ngói/năm, dây chuyền sản xuất của Công ty Tiến Minh được xem là hiện đại nhất khu vực miền Trung-Tây Nguyên; sản phẩm sau khi xuất xưởng đều được kiểm duyệt khắt khe theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015, phù hợp với các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Vậy nhưng, thời gian đầu Công ty gặp không ít khó khăn bởi sản phẩm tiêu thụ khá chậm. Nguyên nhân là vì lâu nay khách hàng chưa quen sử dụng vật liệu này trong xây dựng, giá bán cao so với các loại gạch thông thường.

 

Kinh nghiệm khởi nghiệm của Phạm Thị Kim Khánh:

- Nắm bắt nhanh nhạy xu hướng phát triển của thị trường.
- Không ngại “rẽ trái”.
- Vượt khó đến cùng.

Bên cạnh đó, một số cơ sở tung ra thị trường loại gạch này với chất lượng kém khiến người sử dụng thiếu tin tưởng. Tuy nhiên, với suy nghĩ “Vạn sự khởi đầu nan”, chị cùng anh em công nhân quyết tâm vượt qua bằng cách kiên trì liên hệ với các đối tác ở những công trình nhà nước, các cửa hàng vật liệu xây dựng lớn trong tỉnh để trình bày về lợi ích của gạch không nung đối với môi trường, chất lượng công trình. Đồng thời, trong quá trình sản xuất, Công ty luôn lấy chất lượng và uy tín làm đầu. Dần dà, những đơn hàng lớn bắt đầu tìm đến, trong đó có đơn hàng lên đến gần 300 triệu đồng.

Đặc biệt, những tháng gần đây, lượng khách hàng tìm mua sản phẩm của Công ty khá nhiều. Đến nay, Công ty đã bán ra thị trường gần 700.000 viên gạch không nung. Chia sẻ về thành công dù khởi nghiệp ở một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, Kim Khánh tâm sự: “Phải có ý tưởng táo bạo, mạnh dạn, lối tư duy đa chiều và tầm nhìn chiến lược, đó là những điều mình có thể học hỏi và áp dụng cho bản thân. Dù các bạn khởi nghiệp với số vốn nhiều hay ít thì cũng cần xác định rằng đây không phải một cuộc chơi mà là một hành trình rất vất vả, đòi hỏi lòng đam mê, kiên trì và vượt khó đến cùng”.

Hà Đức Thành

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.