Hướng dẫn mới nhất về tiêm vắc xin Covid-19 mũi 3, 4

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các nhóm đối tượng trên cơ sở các hướng dẫn đã ban hành.
1. Về tiêm vắc xin Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên:
Tiêm liều bổ sung (liều này không phải mũi 3) cho người từ 18 tuổi trở lên, bao gồm: người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng (người đang điều trị ung thư; người cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch; hoặc được cấy ghép tế bào gốc trong vòng 2 năm qua); người nhiễm HIV tiến triển hoặc không được điều trị; người đang điều trị tích cực corticosteroid hoặc các loại thuốc ứng chế miễn dịch liều cao; người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero Cell) hoặc vắc xin Sputnik V.
 
Người dân tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 4 tại trạm y tế P.7, Q.Gò Vấp, TP.HCM. Ảnh: Nhật Thịnh
Người dân tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 4 tại trạm y tế P.7, Q.Gò Vấp, TP.HCM. Ảnh: Nhật Thịnh
Loại vắc xin tiêm bổ sung cùng loại vắc xin với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA; hoặc vắc xin AstraZeneca đối với người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero Cell).
Khoảng cách: tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.
Với người đã mắc Covid-19: tiêm ngay mũi bổ sung sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định.
2. Tiêm liều nhắc lại lần 1 (mũi 3):
Liều này không tính liều bổ sung, được tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (đủ 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi, tùy theo loại vắc xin và mũi bổ sung nếu có).
Vắc xin tiêm mũi 3 cùng loại với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA; hoặc vắc xin AstraZeneca nếu tiêm liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero Cell) hoặc vắc xin mRNA.
Khoảng cách: tiêm 1 mũi nhắc lại ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản.
Với người đã mắc Covid-19: tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định.
3. Tiêm liều nhắc lại lần 2 (mũi 4):
Liều này hiện tiêm cho người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc tại các khu công nghiệp.
Loại vắc xin: vắc xin mRNA (Pfizer, Moderna); vắc xin AstraZeneca; vắc xin cùng loại với mũi 3 (mũi nhắc lần 1).
Khoảng cách tiêm ít nhất là 4 tháng sau mũi 3 (liều nhắc lại lần 1).
Với người đã mắc Covid-19 sau tiêm mũi 3: tiêm sau mắc 3 tháng và đảm bảo khoảng cách ít nhất 4 tháng sau mũi 3.
4. Tiêm liều nhắc lại (mũi 3) cho người từ 12 - 17 tuổi:
Liều này được tiêm cho trẻ đã tiêm đủ liều cơ bản (mũi 1, 2). Loại vắc xin: Pfizer - đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này.
Khoảng cách: tiêm ít nhất 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản (mũi 2).
Với người đã mắc Covid-19: tiêm liều nhắc lại sau mắc 3 tháng và đảm bảo khoảng cách ít nhất 5 tháng sau mũi cuối của liều cơ bản.
5. Tiêm phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi:
Theo Bộ Y tế, vắc xin Pfizer tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; vắc xin Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi.
Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã mắc Covid-19: tiêm sau khi mắc bệnh 3 tháng.
Theo Liên Châu (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Theo các chuyên gia, bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra với cường độ cao, nó có thể gây ra một số vấn đề về nhịp tim, chức năng nhận thức, tăng huyết áp...
Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

(GLO)- Theo SGGPO, toàn thế giới ước tính hiện có khoảng 19,9 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, thống kê có khoảng 180.000 ca mắc mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. 3 loại ung thư hàng đầu theo số ca tử vong gồm ung thư gan, phổi, dạ dày.

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

(GLO)- Chiều 8-5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện này đang điều trị cho 3 bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban miêu).
Đức Cơ chú trọng chăm sóc sức khỏe người dân

Đức Cơ chú trọng chăm sóc sức khỏe người dân

(GLO)- Cùng với đầu tư về cơ sở vật chất và trang-thiết bị y tế, Trung tâm Y tế huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) còn tạo điều kiện cho y-bác sĩ được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.