Đang có hàng trăm nghiên cứu lâm sàng về y học cổ truyền điều trị Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Để kiểm soát dịch COVID-19 cần ngăn chặn sự lây nhiễm theo các nguyên tắc phát hiện sớm, cách ly sớm và điều trị sớm bằng phương pháp y học cổ truyền và y học hiện đại. Báo trích đăng bài viết "Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị COVID-19" của TS Phùng Tuấn Giang-Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam.

Kim ngân hoa là thành phần trong rất nhiều bài thuốc đang được nghiên cứu hỗ trợ điều trị COVID-19 thể nhẹ.
Kim ngân hoa là thành phần trong rất nhiều bài thuốc đang được nghiên cứu hỗ trợ điều trị Covid-19 thể nhẹ.
Việc đưa thuốc cổ truyền để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 ở một số nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ… đã cho thấy các bài thuốc có tác dụng hỗ trợ phòng và điều trị COVID-19. Y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại, có thể giúp làm giảm triệu chứng và tỷ lệ biến chứng nặng.
Tại Trung Quốc, từ khi COVID-19 bùng phát, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã ban hành phác đồ chẩn đoán và điều trị. Y học hiện đại sử dụng các loại thuốc kháng virus có thể hoạt động để chống lại COVID-19 như Chloroquine phosphate (500 mg cho người lớn), Arbidol (200 mg cho người lớn) và sự kết hợp của Ribavirin với Interferon hoặc Lopinavir/Ritonavir.
Y học cổ truyền dùng thuốc sắc theo thể bệnh, giai đoạn bệnh và thuốc chế phẩm được thử nghiệm lâm sàng, đánh giá an toàn, hiệu quả và được cấp bằng sáng chế như: Thanh phế bài độc thang, Hóa thấp bài độc phương, Hoắc hương chính khí hoàn, chế phẩm Liên hoa thanh ôn, chế phẩm Sơ phong giải độc nang, chế phẩm Phòng phong thông thánh, Kim hoa thanh cảm… Bên cạnh thuốc uống, còn có một số loại thuốc tiêm như: Xiyanping, Xuebijing, Shenfu Injection và Shengmai.
Các vị thuốc, bài thuốc được nghiên cứu đánh giá tác dụng dược lý, các kết quả cho thấy các tác dụng như điều hòa miễn dịch, chống viêm, cải thiện chức năng tim, phổi, thần kinh.
Cho đến nay đã có hàng trăm nghiên cứu lâm sàng về các phương pháp y học cổ truyền trong điều trị COVID-19. Các kết quả cho thấy y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại có thể giảm tỷ lệ các biến chứng nghiêm trọng hoặc nguy kịch, cải thiện khả năng phục hồi lâm sàng và giúp giảm bớt các triệu chứng như ho, sốt, khó thở.
Tác dụng chống COVID-19 của y học cổ truyền được minh chứng qua các nghiên cứu về cây thuốc, bài thuốc và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
Một số bài thuốc được nghiên cứu:
Dịch tiêm/viên nang Tanreqing: Hoàng cầm, Hùng đảm phấn, Sơn dương giác, Kim ngân hoa, liên kiều
Dịch tiêm Reduning: Thanh hao hoa vàng, Kim ngân hoa, Chi tử
Dịch tiêm Xiyanping: Andrographolide từ Xuyên tâm liên
Dịch tiêm Shenfu: Hồng sâm, hắc phụ tử
Dịch tiêm Xuebijing: Hồng hoa, Xích thược, Xuyên khung, Đan sâm, Đương quy
Dịch uống Kim ngân hoa
Dịch uống Xiangxue Kangbingdu: Bản lam căn, Thạch cao, Lô căn, Sinh địa hoàng, Khương hoàng, Tri mẫu, Thạch xương bồ, Hoắc hương, Liên kiều
Viên Lianhua Qingwen: Liên kiều, Kim ngân hoa, chích Ma hoàng sao, khổ Hạnh nhân, Thạch cao, Bản lam căn, miên mã Quán chúng, Ngư tinh thảo, Hoắc hương, Đại hoàng, Hồng cảnh thiên, Bạc hà, Cam thảo
Dịch uống Shuanghuanglian: Kim ngân hoa, Hoàng cầm, Liên kiều
Dịch uống Shenqi Fuzheng: Đảng sâm, Hoàng kỳ
Viên Jinye Baidu: Kim ngân hoa, Đại thanh diệp, Bồ công anh, Ngư tinh thảo
Viên hoàn hoặc viên nang Liushen: Xạ hương, Thiềm tô, Băng phiến, Chấu phấn, Ngưu hoàng, Hùng hoàng
Hỗn hợp Fufang Yuxingcao: Ngư tinh thảo, Hoàng cầm, Bản lam căn
Tinh dầu nghệ
Các bài thuốc cổ phương: Sâm linh bạch truật tán, Ma hạnh thạch cam thang, Thăng giáng tán, Ngân kiều tán…
Nghiên cứu đánh giá tác dụng chống COVID-19 của Bài tập khí công truyền thống, thở 6 thì chữa bệnh, khí công quy tức (có lợi cho phổi), khí công tăng sức khỏe, daoyin (đạo dẫn), bài tập 8 bước có lợi cho phổi, baduanjin (bát đoạn cẩm), thiền định.
Về các phương pháp tác động huyệt vị, có các nghiên cứu đánh giá tác dụng chống COVID-19 của bấm huyệt, châm kim, đính hạt loa tai, xoa bóp trị liệu vùng phổi để điều hòa khí và làm dịu lồng ngực.
Các kết quả nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra rằng y học cổ truyền và kết hợp y học hiện đại giúp rút ngắn thời gian điều trị COVID-19 hơn so với điều trị bằng y học hiện đại thông thường.
TIẾN SĨ - LƯƠNG Y PHÙNG TUẤN GIANG, CHỦ TỊCH VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM (LĐO)

https://laodong.vn/suc-khoe/dang-co-hang-tram-nghien-cuu-lam-sang-ve-y-hoc-co-truyen-dieu-tri-covid-19-937498.ldo

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Theo các chuyên gia, bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra với cường độ cao, nó có thể gây ra một số vấn đề về nhịp tim, chức năng nhận thức, tăng huyết áp...
Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

(GLO)- Theo SGGPO, toàn thế giới ước tính hiện có khoảng 19,9 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, thống kê có khoảng 180.000 ca mắc mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. 3 loại ung thư hàng đầu theo số ca tử vong gồm ung thư gan, phổi, dạ dày.

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

(GLO)- Nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe đang ngày càng trở nên trầm trọng, Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết sẽ cho phép những người có giấy phép hành nghề y do nước ngoài cấp được phép hành nghề hợp pháp tại nước này, theo nguồn tin từ vtv.vn và TTXVN.

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

3 người ngộ độc nặng do ăn bọ cánh cứng

(GLO)- Chiều 8-5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện này đang điều trị cho 3 bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban miêu).