Không lãng phí sách giáo khoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau 9 năm thực hiện, ngày 2-11, Chính phủ đã trình Quốc hội sửa Luật Giá. Một trong các nội dung đáng chú ý là Chính phủ đề nghị bổ sung sách giáo khoa (SGK) vào danh mục hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá. Đây cũng là mong muốn, là sự quan tâm của đông đảo người dân trong suốt thời gian qua.

Thẩm tra về đề xuất này, Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội cũng tán thành khi cho rằng, đây là mặt hàng thiết yếu và giá SGK có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, tác động trực tiếp đến người dân, trong đó có người thu nhập thấp. Vì vậy, cần thiết phải kiểm soát, khống chế mặt bằng giá để bảo đảm không tác động tiêu cực đến người tiêu dùng. Nhà nước định giá SGK là để tạo công cụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân, nhất là người nghèo. Theo đó, Nhà nước quy định giá bán tối đa; không ấn định giá, để các đơn vị phát hành sách quyết định giá bán cụ thể nhằm tạo tính cạnh tranh, góp phần hạ giá bán, bảo đảm lợi ích của người dân.

Giá SGK luôn là vấn đề “nóng”, nhất là khi giá SGK mới cao gấp 2-3 lần sách cũ. Vì vậy, thay vì cơ chế kê khai giá SGK, việc Nhà nước định giá SGK là cần thiết. Nhưng, vấn đề quan trọng không kém mà người dân cũng như các đại biểu Quốc hội đều mong muốn là không chỉ dừng ở việc khống chế mặt bằng giá sách mà Chính phủ, Bộ GD-ĐT cần tiếp tục triển khai các giải pháp để bảo đảm không lãng phí SGK.

SGK phải sử dụng được nhiều lần cũng như việc sử dụng SGK phải mang tính thống nhất cao để bảo đảm học sinh không phải mua sách nhiều lần. Việc sử dụng nhiều bộ SGK cùng một chương trình giáo dục phổ thông được xem là một lợi thế nhưng cũng có nhiều bất cập. Nhiều trường chọn cùng lúc nhiều đầu sách trong các bộ SGK khác nhau dẫn đến tình trạng phụ huynh khó khăn trong việc mua sách. Giáo viên, nhà trường cũng bị động, quá tải trong việc phải đọc, lựa chọn nhiều bộ sách khác nhau. Mỗi trường chọn bộ SGK khác nhau nên nếu học sinh chuyển trường, lại phải mua bộ sách khác… Đó là lý do mà nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị việc sử dụng SGK nên có tính thống nhất tương đối trong cả nước.

Quốc hội đã lựa chọn chuyên đề giám sát năm 2023 về việc đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông. Cử tri, nhân dân cả nước đều mong chờ kết quả giám sát sẽ chỉ rõ thực trạng của việc sử dụng SGK mới cũng như những chính sách, giải pháp mà Quốc hội, Chính phủ sẽ ban hành sau khi giám sát kết thúc.

Theo LÂM NGUYÊN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Nỗi lòng người làm công ăn lương

Nỗi lòng người làm công ăn lương

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng thêm 6 tháng; một số luật liên quan đến bất động sản cũng đang được trình xin có hiệu lực sớm..., những thông tin này khiến người làm công ăn lương, đối tượng đóng góp khoảng 70% tổng số thu thuế thu nhập cá nhân cảm thấy "ganh tị".
Tìm thầy cho bóng đá Việt

Tìm thầy cho bóng đá Việt

Hôm qua 3-5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chính thức công bố HLV người Hàn Quốc Kim Sang-sik sẽ dẫn dắt đội tuyển quốc gia và U23 nam trong thời hạn gần 2 năm với các mục tiêu cụ thể tại AFF Cup 2024 và SEA Games 2025.
Giải nhiệt cho đô thị

Giải nhiệt cho đô thị

Hầu hết các đô thị ở phía nam hiện đang rất bức bối với các ngày nắng nóng cực đoan, khi mà nhiều nơi nhiệt độ không khí ngoài đường phố có lúc ghi nhận lên đến 44 - 45 độ C.
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.