Gây họa thì phải bồi thường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đề nghị người nhập cảnh trái phép phải đền chi phí y tế cho việc kiểm tra và cách ly, kể cả của những người tiếp xúc để phòng ngừa Covid-19.

Đây là ý kiến của ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về công tác phòng chống dịch bệnh trong tình hình mới vài ngày trước.

Một kiến nghị xác đáng, hợp lý, sòng phẳng.

Chúng ta đã từng trả giá đắt khi có ca nhập cảnh trái phép mắc Covid-19. Cuối tháng 3-2021, 2 cô gái nhập cảnh từ nước ngoài được xác định dương tính với SARS-Cov-2. Lập tức, các cơ quan chức năng phải truy vết người tiếp xúc qua hàng loạt các tỉnh, thành; cách ly hàng trăm người và xét nghiệm y tế. Nhiều người phải gián đoạn công việc, hệ thống y tế điều động nhân lực, các địa phương huy động lực lượng ngăn chặn… Hãy tưởng tượng cả xã hội phải tốn bao nhiêu sức lực, chi ra bao nhiêu tiền để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch Covid-19 từ hành vi kém ý thức của 2 người này. Tốn kém như thế nhưng cũng còn may mắn là mầm dịch đã được ngăn chặn thành công, còn nếu lây lan ra cộng đồng thì hậu quả thật khó lường.

Thời gian qua, chúng ta đã thành công vượt mong đợi trong việc khống chế dịch Covid-19. Nhưng nỗi vất vả lớn nhất trong thời gian gần đây chính là chống chọi với những nguy cơ lây nhiễm từ các ca mắc Covid-19 nhập cảnh. Nhập cảnh có kiểm soát thì hệ thống y tế sẽ có phương án ứng phó kịp thời, chữa bệnh cấp bách. Nhưng những người nhập cảnh trái phép, không khai báo, tùy tiện đi lại luôn là những "quả bom nổ chậm" không biết lúc nào có thể bùng nổ.

Hậu quả lớn như thế thì phải buộc những người kém ý thức chịu trách nhiệm. Pháp luật đã có quy định cụ thể để truy cứu trách nhiệm hình sự những người làm lây lan dịch bệnh cho người khác. Vì vậy, không có lý do gì bỏ qua những người nhập cảnh trái phép, gây phức tạp cho công tác phòng chống dịch bệnh mà có thể nhận rõ hậu quả, đo đếm được sự thiệt hại.

Cuộc chiến với dịch Covid-19 thực ra là cuộc chiến trường sức về kinh tế. Ngoài việc gây hậu quả nghiêm trọng về mặt sức khỏe cho cộng đồng, dịch Covid-19 còn gây hậu quả lâu dài cho sức khỏe kinh tế của từng gia đình và cả quốc gia. Ngay ở nước ta - quốc gia thành công lớn trong việc ngăn chặn Covid-19 - cũng đã tiêu tốn một lượng tiền khổng lồ. Hãy tạm hình dung về chi phí lập các bệnh viện dã chiến, xây dựng các khu cách ly, nhập máy móc thiết bị xét nghiệm, điều trị sẽ lớn thế nào. Nhưng thế cũng chưa là gì nếu so với việc lập kế hoạch tổng thể của quốc gia về phục hồi kinh tế, tái tạo việc làm, hỗ trợ người bị ảnh hưởng, dự phòng y tế…

Trong giai đoạn hiện nay, bước kế tiếp là nhanh chóng nhập vắc-xin, nghiên cứu sản xuất vắc-xin để tiến tới tiêm chủng toàn dân. Công việc này cũng cần khoản tiền khá lớn mà cả xã hội đang chung tay thực hiện. Ngay tại TP HCM, ngày 23-4, Ủy ban MTTQ TP HCM phát động chương trình ủng hộ kinh phí mua vắc-xin, thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 đã được các đơn vị ủng hộ đến 200 tỉ đồng.

Cuộc chiến với Covid-19 vẫn đang tiếp tục. Chúng ta không cho phép bất cứ ai, vì lý do gì mà làm ảnh hưởng đến công cuộc chống dịch mang tính sinh tử này.

 

Theo Phạm Hồ (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đừng đụng đâu ăn đó

Đừng đụng đâu ăn đó

Thông tin từ Bộ Y tế, tính chung quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2023) làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong.
Nỗi lòng người làm công ăn lương

Nỗi lòng người làm công ăn lương

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng thêm 6 tháng; một số luật liên quan đến bất động sản cũng đang được trình xin có hiệu lực sớm..., những thông tin này khiến người làm công ăn lương, đối tượng đóng góp khoảng 70% tổng số thu thuế thu nhập cá nhân cảm thấy "ganh tị".
Tìm thầy cho bóng đá Việt

Tìm thầy cho bóng đá Việt

Hôm qua 3-5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chính thức công bố HLV người Hàn Quốc Kim Sang-sik sẽ dẫn dắt đội tuyển quốc gia và U23 nam trong thời hạn gần 2 năm với các mục tiêu cụ thể tại AFF Cup 2024 và SEA Games 2025.
Giải nhiệt cho đô thị

Giải nhiệt cho đô thị

Hầu hết các đô thị ở phía nam hiện đang rất bức bối với các ngày nắng nóng cực đoan, khi mà nhiều nơi nhiệt độ không khí ngoài đường phố có lúc ghi nhận lên đến 44 - 45 độ C.
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.