Luật Giáo dục sẽ được sửa đổi, bổ sung sau 4 năm đi vào thực tế?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ GD-ĐT vừa có quyết định ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá việc thực hiện luật Giáo dục giai đoạn 2020 - 2024 để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo trong quá trình thực hiện luật Giáo dục.

Theo đó, mốc thời gian thông tin, số liệu để đánh giá việc thực hiện luật Giáo dục mà Bộ đưa ra là từ ngày 1.7.2020 đến ngày 30.6.2024.

Cùng với việc rà soát, đánh giá này, Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu các nhiệm vụ, quy định mới trong các văn bản của Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ có liên quan đến lĩnh vực giáo dục để đề xuất các nội dung cần thể chế hóa trong luật Giáo dục.

Sau khi rà soát, đánh giá việc thực hiện luật Giáo dục, Bộ GD-ĐT sẽ có báo cáo trình Chính phủ

Sau khi rà soát, đánh giá việc thực hiện luật Giáo dục, Bộ GD-ĐT sẽ có báo cáo trình Chính phủ

Đồng thời nghiên cứu thực tiễn phát triển giáo dục trong khu vực và thế giới, ảnh hưởng của sự phát triển khoa học công nghệ tới đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai để đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong luật Giáo dục.

Ban chỉ đạo rà soát, đánh giá việc thực hiện luật Giáo dục giai đoạn 2020 - 2024 được thành lập với tổng cộng 20 người, trong đó ông Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, làm trưởng ban.

Tổ thư ký giúp việc cho Ban chỉ đạo gồm 23 người do bà Nghiêm Thị Hồng Vân, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, làm tổ trưởng.

Theo Bộ GD-ĐT, việc rà soát, đánh giá này bao gồm nhiều hoạt động, trong đó có việc tổ chức khảo sát, kiểm tra kết quả triển khai luật Giáo dục giai đoạn 2020 - 2024 tại 3 miền, tổng hợp báo cáo, đề xuất của các bộ, ngành, địa phương; tổ chức các tọa đàm chuyên đề về những nhóm vấn đề còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện luật Giáo dục (nếu có)...

Từ đó, Ban chỉ đạo sẽ xây dựng báo cáo rà soát, đánh giá việc thực hiện luật Giáo dục giai đoạn 2020-2024 trình Chính phủ.

Trong quá trình này, Bộ GD-ĐT yêu cầu Ban chỉ đạo chú trọng phân tích những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo của luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có) và đề xuất giải pháp cụ thể.

Được biết, luật Giáo dục được ban hành năm 2019, có hiệu lực thi hành từ tháng 7.2020 thay thế cho luật Giáo dục năm 2005 và luật Giáo dục sửa đổi 2009. Luật này quy định đầy đủ về hệ thống giáo dục quốc dân với 4 cấp trình độ từ mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp đến ĐH.

Các nội dung cụ thể về chương trình giáo dục, hướng nghiệp và phân luồng, liên thông, văn bằng chứng chỉ, xã hội hóa giáo dục, nhà giáo, nhà trường, nhà đầu tư, người học, kiểm định chất lượng giáo dục... được nêu tại hàng trăm điều, khoản.

Như vậy, luật Giáo dục 2019 đã đi vào thực tế được 4 năm.

Có thể bạn quan tâm

Cô Nguyễn Thị Thúy Nga-Giáo viên Trường Tiểu học Phan Chu Trinh hướng dẫn các em học bài. Ảnh: V.C

Điểm sáng về giáo dục học sinh toàn diện ở Phú Thiện

(GLO)- Lấy chất lượng học sinh làm thước đo hiệu quả giáo dục, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, trở thành điểm sáng trong đào tạo học sinh toàn diện và mũi nhọn tại địa phương.

Phụ cấp giáo viên: Một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề

Phụ cấp giáo viên: Một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) đề xuất xây dựng Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đối với viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập. Trong đó, một số đối tượng được đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi nghề để phù hợp hơn với mức độ phức tạp công việc.