Thi vào ngành sư phạm của trường ĐH, thí sinh nói 'như thi hoa hậu', vì sao?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Phải bốc thăm, trả lời câu hỏi ứng xử về các vấn đề xã hội nổi bật như thi hoa hậu dù ứng tuyển vào ngành giáo dục mầm non là những gì thí sinh của Trường ĐH Sài Gòn (TP.HCM) đã trải qua vào sáng 9.7.
Thí sinh dự thi năng khiếu tại Trường ĐH Sài Gòn vào sáng nay, 9.7. Ảnh NGỌC LONG
Thí sinh dự thi năng khiếu tại Trường ĐH Sài Gòn vào sáng nay, 9.7. Ảnh NGỌC LONG

Rời phòng thi vào khoảng 8 giờ 30, Thanh Hương, thí sinh từ TP.Biên Hòa (Đồng Nai), nói em khá ấn tượng với đề thi năng khiếu, nhất là ở phần vấn đáp với giám khảo. "Mình phải hiểu biết về mọi vấn đề khác nhau để khi giám khảo đặt câu hỏi thì trả lời ứng xử cho phù hợp. Em thấy nó tương tự thi hoa hậu, thậm chí khi trả lời thiếu ý giám khảo còn đặt thêm câu hỏi để mình lấy thêm điểm", Hương ví von.

Một lý do khác khiến nữ sinh thấy thi năng khiếu giống thi hoa hậu nằm ở nội dung câu hỏi. Ví dụ, giám khảo hỏi Hương về "tầm quan trọng của sự chú ý, chăm chỉ và kiên trì trong công việc". "Một thí sinh khác thì bốc được bài thơ về biển đảo nên phải trình bày những gì đã biết về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Em thấy các câu hỏi này không liên quan lắm đến các bạn thiếu nhi mà khá vĩ mô", Hương nêu quan điểm.

Theo Trường ĐH Sài Gòn, để xét tuyển vào ngành giáo dục mầm non, thí sinh cần tham gia 2 môn thi năng khiếu. Môn đầu tiên là kể chuyện-đọc diễn cảm, yêu cầu thí sinh tự chọn một truyện để kể với nội dung giáo dục thiếu nhi, đọc diễn cảm một tác phẩm văn học có trong đề thi; và trả lời câu hỏi về kiến thức xã hội và hiểu biết về nghề giáo viên mầm non. Môn thứ 2 là hát, yêu cầu thí sinh hát và kết hợp động tác múa minh họa.

Thí sinh theo dõi giờ vào phòng thi. Ảnh NGỌC LONG
Thí sinh theo dõi giờ vào phòng thi. Ảnh NGỌC LONG

Trần Thị Chuyên, học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Bến Tre), kể chi tiết rằng khi vào phòng thi, các bạn được bốc một tác phẩm để đọc diễn cảm. Sau đó, giám khảo sẽ hỏi thí sinh các vấn đề xã hội liên quan đến tác phẩm ấy và cách truyền tải, giáo dục trẻ về vấn đề nêu trên dưới tư cách là một giáo viên tương lai. Chẳng hạn, tác phẩm mà Chuyên bốc được là Trước cổng trời (Nguyễn Đình Ảnh) trong sách giáo khoa lớp 5.

"Đây là bài thơ về vẻ đẹp thiên nhiên vùng Tây Bắc, do đó giám khảo đã hỏi em về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người, cũng như cách em dạy trẻ về chủ đề này. Em trả lời rằng con người thiếu thiên nhiên sẽ không thể phát triển khỏe mạnh, và thiên nhiên thiếu bàn tay con người cũng rất hoang sơ và nguy hiểm. Qua đó, em đề xuất dạy trẻ về tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Đúng là rất giống thi hoa hậu", Chuyên kể.

"Ngoài ra, giám khảo cũng hỏi thêm em về thành quả lao động và làm sao để trẻ hiểu ý nghĩa của việc này bằng hoạt động giáo dục thực tế. Nhìn chung, em thấy mỗi đề có bộ câu hỏi khác nhau", nữ sinh nói. Chuyên cho biết thêm, lý do em chọn theo đuổi vai trò giáo viên mầm non là vì ngành có nhiều cơ hội việc làm và bản thân em rất thích giảng dạy cho những "mầm non" đất nước, vì "trẻ con khiến mình như trẻ hơn mỗi ngày".

Phụ huynh đến từ các tỉnh, thành ngồi chờ con thi xong. Ảnh NGỌC LONG
Phụ huynh đến từ các tỉnh, thành ngồi chờ con thi xong. Ảnh NGỌC LONG

Tương tự, Trúc Linh, học sinh Trường THPT Tạ Quang Bửu (TP.HCM), nói có những bạn bốc trúng chủ đề về lịch sử và phải trình bày cách để bồi dưỡng lòng yêu nước cho trẻ em. "Còn câu hỏi của em liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường nước. Một điểm đặc biệt là dựa vào phần trả lời, giám khảo đã đặt thêm nhiều câu hỏi về cách em vận dụng kinh nghiệm thời phổ thông để hướng dẫn các bạn nhỏ, vì em từng tham gia nhiều hoạt động tái chế", Linh nói.

Nữ sinh cho biết thêm, các câu hỏi vấn đáp hoàn toàn không thể chuẩn bị trước vì trường không công bố những chủ đề sẽ hỏi, thế nên khả năng ứng biến nhanh là tiêu chí được đánh giá cao. "Chỉ có phần kể chuyện và hát là em có thể chuẩn bị từ trước ở nhà", Linh nhận định.

"Trước đó, em cũng có tìm hiểu kỹ ngành giáo dục mầm non và được biết đây là ngành học được cho là nặng nhọc. Chẳng hạn, giáo viên sẽ phải đi sớm về trễ vì phải đón các bé và chờ các bé về hết. Nhưng em cảm thấy mình sẽ làm được", nữ sinh tự tin.

Sau khi kết thúc buổi thi năng khiếu ngành giáo dục mầm non, ngày mai (10.7) thí sinh sẽ tiếp tục dự thi năng khiếu các ngành sư phạm âm nhạc (hát-nhạc cụ; xướng âm-thẩm âm-tiết tấu) và sư phạm mỹ thuật (hình họa; trang trí). Trường ĐH Sài Gòn sẽ công bố điểm thi năng khiếu vào ngày 17.7, trùng với ngày công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.

Có thể bạn quan tâm

Cẩn trọng chọn môn thi tốt nghiệp THPT

Cẩn trọng chọn môn thi tốt nghiệp THPT

Theo hiệu trưởng các trường THPT, năm học 2024-2025 là năm đầu tiên học sinh được lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT nên cần được tư vấn, định hướng cẩn thận, tránh chọn theo cảm tính, số đông vì việc này tác động đến lựa chọn ngành.

Cửa liên thông đại học sắp 'thông'

Cửa liên thông đại học sắp 'thông'

Với những quy định rõ ràng, chi tiết được thể hiện trong dự thảo Nghị định về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, hứa hẹn con đường liên thông sắp tới sẽ không còn nhiều điểm 'tắc' như thời gian qua.

Đừng tạo cơ hội cho sai phạm

Đừng tạo cơ hội cho sai phạm

Việc Bộ GD-ĐT dự kiến tăng tỷ lệ xét tốt nghiệp THPT bằng kết quả học bạ 3 năm THPT gây bất ngờ với dư luận xã hội, nhưng những người "trong cuộc" đã lờ mờ nhận ra kỳ thi này có thể không còn một mục tiêu duy nhất như tên gọi của nó.
Khóc - cười, đỗ - trượt

Khóc - cười, đỗ - trượt

Gần 1.600 học sinh dự thi lớp 10 năm học 2024-2025 của tỉnh Thái Bình bị sai điểm vì một lỗi hết sức ngớ ngẩn là Hội đồng chấm thi Sở GD&ĐT Thái Bình thực hiện sai quy trình hồi phách bài thi tự luận.
Bộ GD&ĐT yêu cầu từ năm 2025 khắc phục triệt để thiếu công bằng trong phương thức tuyển sinh

Bộ GD&ĐT yêu cầu từ năm 2025 khắc phục triệt để thiếu công bằng trong phương thức tuyển sinh

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở giáo dục đại học năm 2025 là hoàn thành công tác tuyển sinh năm 2024 theo đúng quy định; hoàn thiện các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 bảo đảm chất lượng và công bằng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục phổ thông.