Bộ GD-ĐT công bố dự thảo phương án tuyển sinh lớp 10 từ năm 2025

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Theo dự thảo phương thức tuyển sinh vào lớp 10 từ năm 2025, kỳ thi gồm hai môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 1 môn thi thứ ba hoặc bài thi tổ hợp do sở giáo dục và đào tạo chọn.

Thí sinh Hà Nội dự thi vào lớp 10 năm học 2024-2025. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Thí sinh Hà Nội dự thi vào lớp 10 năm học 2024-2025. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông để lấy ý kiến đóng góp của xã hội.

Theo đó, có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Việc lựa chọn phương thức tuyển sinh thuộc thẩm quyền của địa phương. Sở giáo dục và đào tạo tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt và lựa chọn phương thức.

Đối với việc tổ chức thi tuyển, để đảm bảo thống nhất và đảm bảo quan điểm kỳ thi nhẹ nhàng, không gây tốn kém, dự thảo Quy chế quy định chung việc thực hiện 3 môn thi, gồm Toán, Ngữ văn và 1 môn thi thứ ba hoặc bài thi tổ hợp do sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học có trường trung học phổ thông lựa chọn và được công bố trước ngày 31/3 hằng năm.

Môn thi thứ ba được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở. Việc lựa chọn môn thi thứ ba có sự thay đổi qua các năm nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong giai đoạn giáo dục cơ bản.

Bài thi tổ hợp các môn học được lựa chọn trong số các môn học có đánh giá bằng điểm số trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở.

Về thời gian thi, dự thảo Quy chế quy định Ngữ văn là 120 phút; Toán là 90 phút hoặc 120 phút; môn thi thứ ba là 60 phút hoặc 90 phút; bài thi tổ hợp là 90 phút hoặc 120 phút.

Nội dung thi tuyển sinh lớp 10 nằm trong chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, chủ yếu là chương trình lớp 9.

Dự thảo Quy chế cũng Quy định khung một số yêu cầu về việc ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo bài thi và công bố kết quả, điểm chuẩn, chế độ tuyển thẳng, chế độ ưu tiên… để bảo đảm chất lượng, an toàn trong tổ chức kỳ thi tại các địa phương.

Cũng theo dự thảo, tuyển sinh lớp 6 trung học cơ sở theo phương thức xét tuyển. Trường hợp trường trung học cơ sở có số học sinh đăng kí vào học lớp 6 nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh thì được thực hiện tuyển sinh theo phương thức kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.

Căn cứ để xét tuyển là kết quả rèn luyện và kết quả học tập các năm học chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học hoặc chương trình xóa mù chữ của đối tượng tuyển sinh, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó.

Sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học hướng dẫn việc tuyển sinh theo phương thức kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.

So với dự thảo được Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi lấy ý kiến góp ý của các sở giáo dục và đào tạo và các trường trung học phổ thông về dự thảo Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông từ năm 2025, dự thảo Quy chế lần này đã có sự điều chỉnh khi bỏ quy định xác định môn thi thứ ba theo hình thức bốc thăm mà trao quyền lựa chọn cho các sở giáo dục và đào tạo và các trường đại học có trường trung học phổ thông.

Năm học 2024-2025 là năm khép kín chu kỳ thực hiện Chương trình giáo dục 2018 từ lớp 1 đến lớp 12. Theo đó, năm học này thi tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông và thi Tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Theo kế hoạch, việc ban hành Quy chế thi tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông sẽ sớm hơn 3 tháng so với những năm trước. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường, giáo viên, học sinh trong quá trình dạy, học, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi.

Theo Phạm Mai (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tuyển sinh 3 lớp Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học hệ vừa học vừa làm

Trường ĐH Sư phạm TP HCM tuyển sinh 3 lớp Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 28-9, TS. Nguyễn Thị Thu Hà-Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai-cho biết, nhà trường đang tuyển sinh hệ vừa học vừa làm đối với các ngành Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học. Đây là chương trình liên kết đào tạo giữa đơn vị với Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Đừng tạo cơ hội cho sai phạm

Đừng tạo cơ hội cho sai phạm

Việc Bộ GD-ĐT dự kiến tăng tỷ lệ xét tốt nghiệp THPT bằng kết quả học bạ 3 năm THPT gây bất ngờ với dư luận xã hội, nhưng những người "trong cuộc" đã lờ mờ nhận ra kỳ thi này có thể không còn một mục tiêu duy nhất như tên gọi của nó.
Khóc - cười, đỗ - trượt

Khóc - cười, đỗ - trượt

Gần 1.600 học sinh dự thi lớp 10 năm học 2024-2025 của tỉnh Thái Bình bị sai điểm vì một lỗi hết sức ngớ ngẩn là Hội đồng chấm thi Sở GD&ĐT Thái Bình thực hiện sai quy trình hồi phách bài thi tự luận.
Bộ GD&ĐT yêu cầu từ năm 2025 khắc phục triệt để thiếu công bằng trong phương thức tuyển sinh

Bộ GD&ĐT yêu cầu từ năm 2025 khắc phục triệt để thiếu công bằng trong phương thức tuyển sinh

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở giáo dục đại học năm 2025 là hoàn thành công tác tuyển sinh năm 2024 theo đúng quy định; hoàn thiện các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 bảo đảm chất lượng và công bằng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục phổ thông.
Công bằng từ phương thức xét tuyển

Công bằng từ phương thức xét tuyển

Kỳ tuyển sinh đại học năm 2024 dần kết thúc khi các trường chuẩn bị công bố điểm chuẩn, dự kiến trễ nhất ngày 19.8. Thí sinh đã trải qua một hành trình dài 'cân não', đôi khi hết sức căng thẳng không phải vì chuyện học tập, thi cử mà để "giải mã" về các… phương thức xét tuyển.
Ưu tiên hàng đầu

Ưu tiên hàng đầu

Theo số liệu chính thức từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học qua cả nước có gần 2 triệu học sinh các cấp (tăng 499.960 em). Tỉ lệ học sinh/lớp ở cấp tiểu học là 32,1, THCS là 37,71 và THPT là 40,27.