Ký kết phối hợp tuyên truyền, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chiều 12-4, Sở Nông nghiệp và PTNT và Hội Nông dân tỉnh Gia Lai tổ chức ký kết đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, giai đoạn 2024-2025.

Giai đoạn 2022-2023, các đơn vị đã phối hợp tổ chức được gần 10.100 buổi tuyên truyền, với gần 560.000 lượt hội viên nông dân; đăng tải, chia sẻ 14.300 tin, bài tuyên truyền trên Website, Fanpage, Zalo của Hội; tổ chức 42 lớp tập huấn cho gần 4.000 hội viên và khoảng 200 cán bộ quản lý HTX nông nghiệp; tổ chức các hội thi: “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu”, “Nhà nông đua tài” các ấp; tổ chức phiên chợ nông sản tại các huyện, với 38 gian hàng trên 200 sản phẩm được công nhận OCOP, thu hút hơn 2.500 lượt khách đến tham quan và mua sắm; tổ chức 1.531 lớp tập huấn, hội thảo, hướng dẫn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng-chống dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi cho 74.453 lượt hội viên nông dân; tổ chức 159 buổi hội thảo về phân bón cho 16.575 lượt hội viên và cung ứng hơn 12,5 ngàn tấn phân bón trả chậm; hỗ trợ hơn 3,2 triệu cây giống cho nông dân. Hiện nay, toàn tỉnh có 141 mô hình nông hội, 358 HTX nông nghiệp, 1.322 tổ hội nông dân nghề nghiệp, 98 chi hội nông dân nghề nghiệp, 120 câu lạc bộ “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”.

Quang cảnh lễ ký kết giữa Sở Nông nghiệp và PTNT và Hội Nông dân tỉnh Gia Lai. Ảnh: Lê Nam

Quang cảnh lễ ký kết giữa Sở Nông nghiệp và PTNT và Hội Nông dân tỉnh Gia Lai. Ảnh: Lê Nam

Tại hội nghị, 2 đơn vị ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2024-2025, trong đó phấn đấu hàng năm thành lập mới từ 220 tổ hội nông dân nghề nghiệp, 17 chi hội nông dân nghề nghiệp trở lên; có từ 11.000 hội viên nông dân trở lên tham gia tổ hợp tác, HTX; phối hợp tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập mới từ 17 HTX, 34 tổ hợp tác trở lên; phối hợp tư vấn, hỗ trợ nông dân kiến thức về ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, công nghệ số, hợp tác liên kết trong sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản cho 20.000 lượt hội viên nông dân.

Sở Nông nghiệp và PTNT và Hội Nông dân tỉnh Gia Lai ký kết về việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, giai đoạn 2024-2025. Ảnh: Lê Nam

Sở Nông nghiệp và PTNT và Hội Nông dân tỉnh Gia Lai ký kết về việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, giai đoạn 2024-2025. Ảnh: Lê Nam

Đồng thời, hàng năm có 100% cơ sở Hội duy trì xây dựng mới ít nhất 1 mô hình về bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; có 100% hộ hội viên cam kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; có từ 60% số hộ hội viên, nông dân trở lên đăng ký phấn đấu và có từ 50% số hộ đăng ký trở lên đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.

Có thể bạn quan tâm

Lai tạo giống lúa mới: Nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”

Lai tạo giống lúa mới: Nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”

(GLO)- Mô hình tuyển chọn, lai tạo giống lúa mới do Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long (Trường Đại học Cần Thơ) triển khai được coi là bước đột phá trong sản xuất nhằm nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”.

Chăn nuôi bò: Khó khăn chồng chất

Chăn nuôi bò: Khó khăn chồng chất

(GLO)- Từ cuối năm 2021 đến nay, giá bò hơi giảm sâu, trong khi giá thức ăn chăn nuôi lại không ngừng tăng. Nghịch lý này khiến người nuôi bò ở Gia Lai gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ. Nhiều hộ phải chấp nhận giảm đàn hoặc không tiếp tục nuôi nữa.

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 305 sản phẩm còn trong hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP. Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.