Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ cuối: Còn đó một tình yêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Cuộc đấu tranh bảo vệ rừng bao năm nay vẫn luôn diễn ra âm thầm nhưng đầy cam go, phức tạp.

Rất nhiều người làm công tác bảo vệ rừng đã tạm gác hạnh phúc riêng để sống trọn vẹn tình yêu với núi rừng với tình yêu nghề chân chính…

“Nữ tướng” giữ rừng

Bảo vệ rừng với cánh mày râu đã khó, với những người phụ nữ chân yếu tay mềm lại còn chồng chất gian khổ. Tuy vậy, ở tỉnh Gia Lai có những “nữ tướng” giữ rừng vẫn kiên cường bám trụ với nghề. Vượt qua ánh nhìn nghi ngại “phụ nữ làm công việc của nam giới”, họ vững vàng trước bao thử thách, trở thành nữ lãnh đạo hiếm hoi của ngành lâm nghiệp địa phương.

Chị Phan Thị Kiều Hạnh - Phó ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Púch (huyện Chư Prông), trở thành nữ lãnh đạo hiếm hoi của ngành lâm nghiệp tỉnh Gia Lai. Đi rừng nhiều, người phụ nữ có thân hình chắc như cây lim sừng sững giữa đất trời.

Chị Hạnh kể, cách đây hơn 13 năm, vừa tốt nghiệp Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, chị có việc làm ổn định tại Văn phòng UBND huyện Đức Linh, Bình Thuận. Tuy vậy, chỉ hơn 1 năm sau, chị quyết định về lại Gia Lai vì công việc khi ấy trái với ngành học. Cô gái trẻ được bố trí về làm công tác tuần tra, kiểm soát, bảo vệ rừng tại địa bàn xã Ia Púch, cách nhà gần 40km (xã Ia Tôr, huyện Chư Prông). “Hồi mới vào làm khóc miết. Có lần băng rừng trong đêm tối, tôi mệt quá nên bị tụt dần lại phía sau và lạc giữa rừng núi hoang vu. Trong bóng đêm tôi hoang mang, khóc nức nở. May mà vài tiếng sau tôi được đồng nghiệp tìm thấy. Đàn ông đi rừng đã vất vả, nữ giới lại càng cực nhọc hơn, chưa kể phải lo toan, quán xuyến công việc gia đình”, chị Hạnh chia sẻ.

Các chị em nữ tuần tra, bảo vệ rừng.

Các chị em nữ tuần tra, bảo vệ rừng.

Việc chăm sóc con nhỏ của chị Hạnh đều phải trông cậy vào ông bà ngoại, bởi chồng chị cũng là nhân viên giữ rừng tại huyện Chư Sê. Xong công việc thường ngày, chị lại tất tả chạy đi chạy về chăm con, những lúc có việc đột xuất mà nhận được tin con ốm, chị cũng đành nuốt nước mắt vào lòng. Vợ chồng mỗi người một nơi, chỉ gặp nhau vào dịp cuối tuần. Cũng vì đặc thù công việc, giờ con gái đầu đã học lớp 2 mà họ vẫn chưa dám nghĩ đến chuyện sinh thêm đứa thứ hai.

Tận tâm với công việc, những dấu chân của chị Hạnh đã in khắp những cánh rừng, ngọn núi khu vực biên giới rộng lớn với diện tích lên đến hơn 13.000ha. Nhiều lúc, chị cũng nghĩ đến việc ra ngoài làm để gần con hơn nhưng công việc níu chân rồi lại thôi.

Chị Hạnh cho biết, gắn bó với nghề giữ rừng ở khu vực biên giới hơn 12 năm nay nhưng lương và phụ cấp chỉ khoảng 8 triệu đồng, còn chồng chị thì chỉ hơn 5 triệu đồng. Tính chi phí xăng xe đi lại, ăn uống thì mỗi tháng chẳng dư được bao nhiêu, đến giờ cả hai vẫn chưa có được mái nhà riêng. Chị cũng thừa nhận rằng, chế độ đãi ngộ, phụ cấp quá thấp cũng ảnh hưởng phần nào đến công việc. Bởi vậy, chị Hạnh luôn mong muốn có sự hỗ trợ, quan tâm đặc biệt để lực lượng giữ rừng yên tâm làm nhiệm vụ.

Vẹn nguyên tình yêu với nghề

Đứng trước lựa chọn nghề nghiệp, anh Ngô Lê Nhật Tiến (Phó trạm số 7, Vườn Quốc gia Yok Đôn, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) quyết định theo nghiệp bố. Năm 2009, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Lâm sinh (Trường Đại học Tây Nguyên), anh Tiến theo nghề giữ rừng. Trực tiếp tuần tra bảo vệ rừng, anh Tiến mới thấu hiểu công việc của người bố. Bởi thuở nhỏ, anh chỉ thấy bố đi suốt. Lăn xả với nghề, nhiều lần anh Tiến cùng đồng đội giáp mặt với kẻ xấu hung hãn, manh động, sẵn sàng chống trả lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ rừng.

Anh Tiến bị thương trong một lần bị “lâm tặc” tấn công.

Anh Tiến bị thương trong một lần bị “lâm tặc” tấn công.

Lần chạm trán đầu tiên khiến anh Tiến nhớ đời xảy ra vào năm 2014. Lúc ấy, anh đương chức Phó trạm kiểm lâm số 6 (Vườn Quốc gia Yok Đôn). “Khoảng 10h30, tôi nhận lệnh của trưởng trạm đi xác minh theo tin báo về việc có đối tượng dùng xe máy vận chuyển gỗ. Tôi cùng một đồng nghiệp cuốc bộ theo đường đồi, tìm nơi tập kết gỗ. Phát hiện 2 xe máy độ chế, 2 khúc gỗ đã xẻ hộp trước chòi rẫy, tôi gọi điện về trạm tăng cường lực lượng, đồng thời quyết định áp sát, ngăn không cho đối tượng tẩu tán tang vật”, anh Tiến kể. Thấy anh Tiến, nhóm đối tượng khoảng 20 người cầm dao, gậy tấn công, thậm chí dùng vật cứng ném vào đầu, buộc anh phải bỏ chạy thoát thân. Sau lần giáp mặt ấy, anh Tiến được chuyển sang Trạm Trạm kiểm lâm số 7 để tránh bị trả thù.

Tại địa bàn mới, anh Tiến lại bị tấn công trong lúc làm nhiệm vụ và lần này, thương tích nặng hơn. Đó là buổi trưa năm 2020, anh Tiến vừa tuần tra về thì trưởng trạm thông tin: Có người đang vận chuyển gỗ ra khỏi rừng. Anh Tiến cùng một kiểm lâm cơ động chạy xe máy hơn 10km đường xấu để truy tìm. Khi đến khu vực cầu Trắng (xã Cư Mlan, huyện Ea Súp, Đắk Lắk), anh Tiến phát hiện 7 đối tượng đi trên 3 chiếc xe máy, trong đó 2 xe chở gỗ, đang dừng lại giữa đường để sửa xe.

Ông Phạm Tuấn Linh, Giám đốc Vườn quốc gia Yok Đôn cho biết, xung quanh rừng tiếp giáp ruộng rẫy của bà con, khu dân cư. Đất đai khô cằn, kém màu mỡ nên cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn. Để giảm áp lực lên rừng, giải pháp căn cơ nhất là nâng cao đời sống cho bà con xung quanh rừng. Khi cái bụng họ đủ no sẽ triệt tiêu dần ý nghĩ vào rừng săn bắt thú để kiếm ăn hay cưa gỗ bán lấy tiền. Để làm được điều này cần có sự tiếp sức bằng cơ chế, chính sách của Nhà nước.

“Sau khi gọi điện thoại về đơn vị nhờ hỗ trợ, tôi bật còng số 8 để bắt đối tượng nhưng bị hụt. Còn đồng đội tôi vượt lên trên chặn 2 chiếc xe không cho tẩu thoát. Bị áp sát bất ngờ, nhóm đối tượng bỏ chạy, nhưng khi thấy chúng tôi chỉ có 2 người liền quay lại cướp tang vật. Tôi nổ súng chỉ thiên để uy hiếp nhưng không hiểu sao lại không nổ. Thấy vậy, các đối tượng hung hãn cầm dao lao vào tấn công. Trong lúc tôi cố gắng giữ chiếc cưa thì bất ngờ trên đầu bị vật gì đập vào. Tôi đưa tay lên sờ thì thấy máu đỏ, người bắt đầu choáng. Tôi lập tức tra còng khóa chiếc xe của đối tượng lại rồi khụy xuống”, anh Tiến kể lại.

Trước sự kiên quyết của anh Tiến và đồng đội, nhóm đối tượng chỉ còn cách phá còng, lấy xe máy bỏ chạy. Lát sau, lực lượng hỗ trợ đến, đưa anh Tiến đi cấp cứu kịp thời. Còn nhóm đối tượng vi phạm bị lực lượng công an bắt ngay trong đêm nhờ bức ảnh mà đồng đội anh Tiến chụp lại. Về sau, một đối tượng bị xử lý hình sự về tội Cố ý gây thương tích, các đối tượng còn lại bị phạt hành chính do chưa đủ tuổi.

Nữ tướng giữ rừng Phan Thị Kiều Hạnh.

Nữ tướng giữ rừng Phan Thị Kiều Hạnh.

Công việc giữ rừng thường xuyên xa nhà là một trong những nguyên nhân khiến cuộc hôn nhân của anh Tiến bị “đứt gánh giữa chừng”. Phía sau nụ cười như tự an ủi chính mình, anh Tiến tâm sự phải tìm được người thật sự hiểu và cảm thông cho công việc mới tính chuyện kết duyên.

Có thể bạn quan tâm

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.