Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh đối thoại với doanh nghiệp tại Khu Công nghiệp Trà Đa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-Chiều 19-10, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh tổ chức Hội nghị gặp mặt, đối thoại với 50 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Khu Công nghiệp (KCN) Trà Đa. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành thuộc tỉnh.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hà Duy
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hà Duy

Hiện nay, KCN Trà Đa hiện có 63 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3.590 tỷ đồng (hiện đã triển khai thực hiện 2.623 tỷ đồng, đạt 73% tổng vốn đầu tư đăng ký); trong đó có 5 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 486 tỷ đồng và vốn đầu tư thực hiện là gần 450,4 tỷ đồng. Trong số 63 dự án đầu tư, đã có 46 dự án đã đi vào hoạt động, 13 dự án đang xây dựng và 4 dự án thực hiện thủ tục sau cấp Quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Các dự án đầu tư tại KCN Trà Đa chủ yếu tập trung vào các ngành nghề: sản xuất đá granit, chế biến nông sản, chế biến gỗ...

Trong 9 tháng của năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp của KCN đạt gần 3.500 tỷ đồng, tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2022; tổng doanh thu thuần đạt 3.350 tỷ đồng, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước; nộp ngân sách nhà nước 131 tỷ đồng, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2022; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 230 triệu USD, tăng 26%. Hiện có gần 1.900 lao động đang làm việc tại KCN với mức thu nhập bình quân 6,3 triệu đồng/người/tháng.

Đại diện các doanh nghiệp phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hà Duy
Đại diện các doanh nghiệp phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hà Duy

Tại Hội nghị, các đại biểu đã lắng nghe một số kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp đang triển khai dự án tại KCN, tập trung vào các nội dung: sự chồng chéo giữa các quy định của pháp luật chuyên ngành (Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Thanh tra, Luật Bảo vệ môi trường...) gây khó khăn trong thẩm định các hồ sơ của doanh nghiệp; hạ tầng KCN như hệ thống cung cấp nước, điện chiếu sáng... đã xuống cấp, hư hỏng, cần sửa chữa, nâng cấp; khó khăn trong tiếp cận nguồn tín dụng; quy định về hợp đồng thuê đất; hạn chế về nguồn đất để triển khai dự án...

Sau khi lắng nghe các ý kiến, một số vấn đề nổi cộm thời gian qua do các Doanh nghiệp kiến nghị, phản ánh đã được đại diện các sở, ngành, đơn vị liên quan trả lời trực tiếp tại Hội nghị.

Kết luận Hội nghị, ông Nguyễn Như Trình-Trường Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh nhấn mạnh: Thời gian tới, Ban sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương hướng dẫn đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký môi trường, đề xuất cấp giấy phép môi trường theo quy định; theo dõi, đôn đốc việc triển khai dự án của các doanh nghiệp. Đặc biệt, tiếp tục nắm bắt, phối hợp với các đơn vị chức năng và địa phương tháo gỡ khó khăn kịp thời cho doanh nghiệp trên cơ sở quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Mang Yang xuất hiện bệnh lở mồm long móng

Mang Yang xuất hiện bệnh lở mồm long móng

(GLO)- Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai, tại làng Bông Pim (xã Đak Jơ Ta, huyện Mang Yang) vừa phát hiện 6 con bò của 3 hộ dân có các triệu chứng nghi mắc bệnh lở mồm long móng (LMLM).
Lai tạo giống lúa mới: Nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”

Lai tạo giống lúa mới: Nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”

(GLO)- Mô hình tuyển chọn, lai tạo giống lúa mới do Hợp tác xã Nông nghiệp Chư A Thai (xã Ia Ake, huyện Phú Thiện) phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long (Trường Đại học Cần Thơ) triển khai được coi là bước đột phá trong sản xuất nhằm nâng tầm thương hiệu “Gạo Phú Thiện”.

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 305 sản phẩm còn trong hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP. Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.