Măng Đen bao giờ bừng sáng? - Kỳ 2: Giữ hồn cho rừng thiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Du lịch cộng đồng không chỉ giúp bảo vệ nguyên vẹn môi trường sinh thái, mà còn bảo tồn, phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương. Du khách sẽ được ăn, ngủ, trải nghiệm văn hóa của người dân tại chỗ. Bởi vậy, huyện Kon Plông, Kon Tum đã tạo mọi điều kiện, hỗ trợ để người dân Xơ Đăng nơi đây phát triển loại hình du lịch này.

Nghề mới

Du lịch cộng đồng không chỉ mang nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa, mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương. Từ khi được chính quyền hỗ trợ đón khách du lịch, làng Kon Chênh, xã Măng Cành đã hình thành và phát triển tổ liên kết hợp tác du lịch. 24 người trong tổ đều biết đánh cồng chiêng sẵn sàng phục vụ du khách. Ngoài cồng chiêng, múa xoang, tổ hợp tác du lịch còn dẫn khách tham quan trực tiếp trải nghiệm các nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc bản địa như đan lát, dệt thổ cẩm… Nhờ làm du lịch, thu nhập của bà con được nâng lên đáng kể, không còn cảnh phụ thuộc vào cây lúa, củ mì như trước đây.

Người dân ở Măng Đen rất vui khi được đón tiếp hoa hậu H’Hen Niê

Người dân ở Măng Đen rất vui khi được đón tiếp hoa hậu H’Hen Niê

Lần theo các con dốc đứng, đất đỏ gập ghềnh, chúng tôi đến thăm nhà Nghệ nhân ưu tú đan lát A Lễ (67 tuổi), làng Kon Chênh. Căn nhà sàn truyền thống, đơn sơ của ông A Lễ đã bao bọc hai thế hệ. Là một trong những người được xã hỗ trợ đón khách du lịch, ông A Lễ tâm sự: “Mình làm du lịch văn hóa xuất phát từ niềm đam mê giữ gìn bản sắc dân tộc và muốn giới thiệu văn hóa dân tộc mình đến với du khách trong và ngoài nước. Mình luôn khuyên bà con cùng tham gia để khôi phục, giữ nghề truyền thống bởi làng mình còn nhiều người biết tự làm đàn nêu, gùi, trang phục trong lễ hội... Đội cồng chiêng phục vụ du khách đều là con cháu trong làng, vừa giữ gìn được văn hóa dân tộc, mọi người đoàn kết, lại có việc làm cho con cháu”.

Không chỉ chiêng hay, cứ vài hôm ông A Lễ lại gọi con cháu tới nhà để dạy kỹ thuật đan lát. Ông mong rằng thế hệ kế cận phải thật sự yêu và lưu giữ nghề đan lát. Từ cách riêng lựa vật liệu, trau chuốt từng nếp đan, ông Lễ đã có những sản phẩm mang giá trị bản sắc văn hóa riêng của người Xơ Đăng.

Nghệ nhân Ưu tú đan lát A Lễ

Nghệ nhân Ưu tú đan lát A Lễ

Là lớp trẻ đi sau, anh A Nấc (33 tuổi, làng Kon Chênh), chủ “Homestay Hiêm A Nấc” luôn khắc ghi phải giữ được văn hóa cồng chiêng mà cha ông để lại. Anh A Nấc cho biết mình đã học đánh chiêng và múa xoang với các thanh niên trong làng từ khi rất nhỏ. Càng học, lớp thanh niên như anh càng hiểu, thêm yêu nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. “24 người trong tổ hợp tác du lịch luôn sẵn sàng, hễ có đoàn khách du lịch ngỏ ý đặt lịch xem hát múa cồng chiêng chỉ chục phút là huy động đầy đủ. Đây là các nghệ nhân, thanh niên trong làng, mỗi người một sở trường”, anh A Nấc chia sẻ.

Cán bộ tâm huyết

Những món ăn đơn giản, mộc mạc của người Xơ Đăng nhưng lại rất được thực khách ưu chuộng

Những món ăn đơn giản, mộc mạc của người Xơ Đăng nhưng lại rất được thực khách ưu chuộng

Mới đây, làng Vi Rơ Ngheo (xã Đắk Tăng) được UBND tỉnh công nhận làng du lịch cộng đồng. Đến nơi đây chứng kiến thiên nhiên, nhà rông truyền thống, đặc biệt lên đồi lan khiến ai từng đến đều đắm say.

Ông Phạm Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Plông nhớ mãi thời gian đầu cùng anh em cán bộ huyện tới nhà rông làng Vi Rơ Ngheo bàn với người dân, bàn về du lịch để thay đổi cách làm của người Xơ Đăng nơi đây. Đoàn công tác giải thích rằng khi làm du lịch cộng đồng bà con vừa có công ăn việc làm, vừa bảo tồn giá trị văn hóa xưa nay. Sau đó huyện tổ chức đưa người dân đi các điểm du lịch nổi tiếng ở Hòa Bình, Sơn La, Gia Lai, Cò Gõ Quảng Ngãi... Từ đây ông cùng người dân đúc kết kinh nghiệm để làm nếp nhà sao cho sạch sẽ, gọn gàng. Về, mọi người bắt tay vào việc, biết bài trí căn nhà, khu nào là tiếp khách, khu nào để trồng hoa, rồi đưa lan về nhân giống.

Làng Vi Rơ Ngheo có nét riêng là tận dụng được rất nhiều gỗ cũ bên hồ thủy lợi, nên cả làng tràn ngập các loại lan rừng. Dân và cán bộ đồng lòng làm việc, những hàng rào của nhà nào xấu sẽ được dỡ bỏ. Làng được khôi phục theo văn hóa của dân tộc Xơ Đăng bản địa ở đây từ máng nước, sinh hoạt hằng ngày, ăn uống.

Ông Phạm Văn Thắng cho biết, giờ huyện có 4 làng du lịch cộng đồng với những nét riêng, đặc biệt, đạt tiêu chuẩn để khai thác. Ông thổ lộ, trước đây huyện cũng xây dựng một làng du lịch cộng đồng ở xã Măng Cành. Tuy nhiên, làng này đã bị phá vỡ, thay đổi về kiến trúc bản địa khi người lợp tôn, người lợp ngói. Nguyên nhân phần lớn xuất phát từ việc người nơi khác tới mua bán rồi xây nhà, không tuân theo quy hoạch. Với xã này huyện sẽ xây dựng theo hướng làm riêng cho từng hộ, chứ không phát triển ra cả một thôn như các làng khác.

“Phải tìm hiểu lại văn hóa của người Xơ Đăng, xem trên căn bếp ngày xưa họ có gì, anh em cán bộ phải nghiên cứu, phục dựng lại. Khi làm mới thấy đủ việc, riêng chuyện vận động người dân không nhốt trâu bò trong nhà là cả một vấn đề rồi, bởi vì làm du lịch mà để trong làng sẽ rất bẩn, hôi. Chúng tôi vận động bà con đưa trâu bò ra bìa rừng, ngoài đầm để nuôi nhốt. Khó nhất là khâu phục dựng các lễ hội truyền thống”, ông Thắng chia sẻ.

Khi cơ sở vật chất đâu vào đó, ông Thắng và cán bộ văn hóa huyện tập huấn người dân nơi đây cách làm cơm lam gà nướng. Món ăn tưởng chừng đơn giản này thực tế lại rất khó, bởi đòi hỏi quan trọng nhất chính là nguyên liệu phải của người dân bản địa. Làng thiếu cồng chiêng, lãnh đạo huyện Kon Plông lại phải tìm nguồn xã hội hóa. Để người dân không xung đột về lợi ích, cán bộ huyện phải đưa ra quan điểm, rằng lợi ích phải chia sẻ với cộng đồng, hôm nay nhà này đón khách thì hôm sau nhà khác.

Bằng tình yêu, sự cống hiến, ông Thắng và mọi người đã được đền đáp khi làng Vi Rơ Ngheo đã có 7 nhà đón khách đủ điều kiện, đang xây dựng thêm 57 nhà.

“A Thắng” là cái tên thân thương của người dân Xơ Đăng hay gọi vị Phó Chủ tịch huyện này. Với ông Thắng, phương hướng làm du lịch cộng đồng phải bảo tồn, phục dựng được nguyên bản, từ nhà tới các lễ hội, phong tục tập quán, sinh hoạt hằng ngày. Thứ hai là lợi ích phải chia sẻ cộng đồng. Thứ ba, không được bán đất cho người ngoài, cùng với đó là sự đồng lòng của người dân qua người đứng đầu làng đó. Cái cuối cùng là đầu tư, chỉnh trang, tổ chức ở đó, đón khách, ai đứng ra tổ chức hoạt động, chỉ cho nhà nào làm gì.

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.