Ia Grai: Cơ sở chăn nuôi heo hoạt động không phép gây ô nhiễm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Mặc dù chưa được cấp giấy phép môi trường theo quy định nhưng 3 cơ sở chăn nuôi heo quy mô lớn tại làng O Gia (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã ngang nhiên hoạt động. Đáng nói hơn là nước thải trong quá trình chăn nuôi của các cơ sở này chảy ra môi trường tự nhiên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân.

Dân “tố” cơ sở nuôi heo gây ô nhiễm

Hơn 1 năm nay, giọt nước của làng O Gia vẫn chảy nhưng hầu như không hề thấy người dân nào đến tắm giặt hay lấy nước về sử dụng. Nhiều ống nước bằng sắt đã dần hoen rỉ, cây dại mọc um tùm, bùn đất bồi lấp mảng gạch nền khu vực lấy nước. Ông Siu Thôn (làng O Gia) phản ánh: “Nước có mùi hôi thối nên không tắm, không uống được”. Theo ông Thôn, các cơ sở chăn nuôi heo hoạt động với quy mô lớn nằm liền nhau, nhất là các hố chứa nước thải, phân heo nằm phía trên quả đồi, còn giọt nước của làng thì ở ngay phía dưới nên tuyệt nhiên không ai dám sử dụng nước giọt.

Theo chỉ dẫn của ông Thôn, từ giọt nước, chúng tôi men theo đường mòn nhỏ đi bộ ngược lên đầu dốc, nơi có các cơ sở chăn nuôi heo. Chỉ mới đến lưng chừng dốc, chúng tôi đã ngửi thấy mùi hôi. Lên thêm một đoạn nữa, chúng tôi phát hiện một khe sâu gần chục mét cắt ngang, rộng khoảng 2 m, phía dưới là dòng nước đen kịt. Càng lại gần thì mùi hôi thối xộc thẳng lên mũi gây buồn nôn. Đầu khe này là khu vực hàng rào của các cơ sở chăn nuôi, nơi nguồn nước thải vẫn đang chảy rỉ rả.

Nước đen kịt từ các cơ sở chăn nuôi tại làng O Gia (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) chảy ra môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm giọt nước dùng chung của làng. Ảnh: Minh Nguyễn

Nước đen kịt từ các cơ sở chăn nuôi tại làng O Gia (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) chảy ra môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm giọt nước dùng chung của làng. Ảnh: Minh Nguyễn

Qua điện thoại, ông Thái Anh Tuấn-Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ia Grai-thông tin: Các cơ sở chăn nuôi này đang lập hồ sơ xin cấp phép môi trường. Tuy nhiên, nhận thấy vị trí nước thải không hợp lý nên đơn vị không chấp nhận đối với hộ ông Ngô Văn Tuấn, Nguyễn Hữu Hạnh; chỉ chấp nhận hồ sơ của hộ bà Trần Thị Ái Liên. Tuy vậy, Phòng vẫn chưa tham mưu UBND huyện cấp phép môi trường mà chờ lấy ý kiến của xã và cộng đồng dân cư trước khi xác nhận.

Ông Tuấn cho biết thêm, tại các vị trí này đã có hoạt động chăn nuôi nhưng bể chứa không lót bạt mà tất cả nước thải, phân heo đều cho xuống 3 hố đất. Trong đó, một hố bị sụt đáy khiến nước thải chảy xuống chỗ giọt nước của người dân. “Xã cũng như người dân đã phản ánh với đoàn đại biểu HĐND tỉnh tại buổi tiếp xúc cử tri mới đây”-ông Tuấn nói.

Kiên quyết xử lý

Liên quan đến vấn đề này, ông Ngô Khôn Tuấn-Chủ tịch UBND xã Ia Pếch-cho biết: Cuối năm 2022, các hộ nuôi heo này đã gây ô nhiễm môi trường khiến người dân bức xúc, kiến nghị với xã. Ủy ban nhân dân xã đã nhiều lần làm việc với các cơ sở chăn nuôi để xử lý việc phát tán chất thải, mùi hôi ra môi trường xung quanh. Tháng 12-2022, UBND xã đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi với cơ sở của ông Nguyễn Hữu Hạnh, đồng thời yêu cầu đền bù việc xả chất thải gây ảnh hưởng đến năng suất lúa của người dân.

Vị trí nước thải từ bên trong khuôn viên chung của các trang trại chăn nuôi chảy ra môi trường tự nhiên, bốc mùi hôi thối. Ảnh: Minh Nguyễn

Vị trí nước thải từ bên trong khuôn viên chung của các trang trại chăn nuôi chảy ra môi trường tự nhiên, bốc mùi hôi thối. Ảnh: Minh Nguyễn

Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai Đỗ Văn Đông: “Khi các hộ dân này đủ điều kiện hoạt động, UBND huyện sẽ ký giấy phép về môi trường, ngược lại, sẽ kiên quyết đình chỉ hoạt động chăn nuôi”.

Tuy nhiên, theo ông Tuấn, thời gian gần đây, người dân tiếp tục phản ánh 3 cơ sở này hoạt động chăn nuôi trở lại. Nghiêm trọng hơn là việc họ lợi dụng trời mưa to hoặc ban đêm để xả thải ra môi trường. Giữa tháng 5-2023, qua kiểm tra, xã ghi nhận có 3 khu nhà đang chăn nuôi tổng cộng 2.000 con heo, 3 hồ xử lý chất thải chứa phân lỏng có lót bạt nhưng chỉ 1 hồ chứa có bạt che đậy. Tại các cơ sở trên, quạt thông gió từ khu chăn nuôi đã khuếch tán mùi hôi ra môi trường (thổi hướng về khu dân cư làng O Gia).

Do đó, UBND xã đã yêu cầu chủ trang trại thực hiện đúng các cam kết bảo vệ môi trường; đồng thời, che đậy toàn bộ các hồ chứa phân, dùng vật liệu che các quạt thông gió, trồng thêm cây phân tán để tránh việc rò rỉ chất thải và phát tán mùi hôi ra môi trường xung quanh. Xã cũng đã báo cáo về hoạt động của các cơ sở chăn nuôi này để huyện có hướng xử lý cũng như có biện pháp bảo vệ môi trường.

Trao đổi với P.V, ông Đỗ Văn Đông-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai-cho biết: Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với xã tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định. Thời gian tới, nếu các hộ tiếp tục chăn nuôi khi chưa được cấp phép về môi trường thì yêu cầu đình chỉ hoạt động; đồng thời, hướng dẫn cho các hộ này thực hiện các quy trình, bổ sung hồ sơ, điều kiện về việc cấp phép môi trường.

Có thể bạn quan tâm

Phòng tránh đuối nước ngày hè

Phòng tránh đuối nước ngày hè

(GLO)- Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa, các em học sinh sẽ bước vào kỳ nghỉ hè. Ngay từ lúc này, nhiều bậc phụ huynh đã rục rịch lên kế hoạch để con em có những ngày hè vui chơi bổ ích.
Công an tỉnh Gia Lai tăng tốc triển khai Đề án 06

Công an tỉnh Gia Lai tăng tốc triển khai Đề án 06

(GLO)- Công an tỉnh Gia Lai là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của tỉnh.
Gia Lai: Nước ngầm suy giảm mạnh vì hạn hán kéo dài

Gia Lai: Nước ngầm suy giảm mạnh vì hạn hán kéo dài

(GLO)- Ông Huỳnh Trọng Quang-Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) cho hay: “Tuy đã có vài cơn mưa đầu mùa nhưng nước trong ao hồ vẫn cạn dần, nước ngầm suy giảm nhanh. Chính quyền vận động bà con nạo vét ao hồ, chia sẻ và sử dụng nước tưới tiết kiệm”.
Gia Lai hướng đến mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân

Gia Lai hướng đến mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân

(GLO)- Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới, tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng lên đáng kể. Nếu năm 2009, tỷ lệ bao phủ BHYT/dân số chỉ đạt 69,36% thì năm 2023, tỷ lệ này đã tăng lên 91%.
Trao 27 suất quà cho đoàn viên, người lao động mắc bệnh hiểm nghèo ở huyện Đức Cơ và TP. Pleiku

Trao 27 suất quà cho đoàn viên, người lao động mắc bệnh hiểm nghèo ở huyện Đức Cơ và TP. Pleiku

(GLO)- Ngày 15-5, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai cùng đại diện các Ban của LĐLĐ tỉnh thăm và tặng quà 6 đoàn viên, người lao động bị bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện Đức Cơ, mỗi phần quà trị giá 1 triệu đồng.
An Khê lan tỏa phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

An Khê lan tỏa phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

(GLO)- Những năm qua, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) lan tỏa mạnh mẽ, huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội chung tay phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm, góp phần giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn.