Tặng trên 500 suất quà và sữa cho người nghèo, học sinh khó khăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sáng 8-5, Hội Chữ thập đỏ huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood Việt Nam và chính quyền địa phương tổ chức chương trình trao tặng sữa cho học sinh nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn ở các xã Ia Mơ Nông, Chư Đang Ya và Nghĩa Hưng.

Theo đó, chương trình đã trao tặng 40 thùng sữa dinh dưỡng các loại (trị giá 350 ngàn đồng/thùng) và 119 hộp sữa Frisolac Gold 800g (trị giá 536 ngàn đồng/hộp) trong chương trình “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật” cho 589 học sinh nghèo và trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn (trong đó xã Ia Mơ Nông 207 em, xã Chư Đăng Ya 263 em và xã Nghĩa Hưng 119 em). Tổng trị giá trên 77 triệu đồng do Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood Việt Nam tài trợ.

Đoàn công tác tặng sữa cho học sinh khó khăn Trường Mầm non Ia Mơ Nông, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh. Ảnh: Hồng Ngọc

Đoàn công tác tặng sữa cho học sinh khó khăn Trường Mầm non Ia Mơ Nông, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh. Ảnh: Hồng Ngọc

* Cùng ngày, Hội Chữ thập đỏ huyện Mang Yang phối hợp với Tịnh xá Kỳ Hoàn (Phường 5, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh) và UBND xã Đak Ta Ley tổ chức chương trình tặng quà cho người nghèo và học sinh khó khăn vùng sâu, vùng xa của huyện Mang Yang

Theo đó, đoàn trao tặng 200 suất quà (450 ngàn đồng/suất) cho 200 hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn xã Đak Ta Ley, mỗi suất quà bao gồm: gạo, mì tôm, cá khô, mùng, mền, quần áo và một số nhu yếu phẩm khác kèm theo 100 ngàn đồng tiền mặt; tặng 300 suất quà (300ngàn đồng/suất) cho 300 em học sinh khó khăn của Trường Tiểu học và THCS xã Đak Ta Ley, quà tặng bao gồm: 10 quyển vở, 1 cặp học sinh, sữa, bánh kẹo và một số đồ dùng học tập khác. Tổng trị giá 180 triệu đồng do phật tử Tịnh xá Kỳ Hoàn vận động, tài trợ.

Đây là hoạt động hưởng ứng Tháng Nhân đạo 2023 của các cấp Hội nhằm thể hiện tinh thần “tương thân, tương ái”, chung tay giúp đỡ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và học sinh vùng sâu, vùng xa tại địa phương có thêm điều kiện trong cuộc sống và học tập.

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.