Biến thể COVID-19 mới XBB.1.16 gây ra các bệnh về mắt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
WHO trong tuần qua đã thêm biến thể phụ mới đang lây lan nhanh của Omicron XBB.1.16 vào danh sách biến thể mới đáng quan tâm.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Biến thể COVID-19 mới XBB.1.16, còn được biết đến với tên gọi Arcturus (tên ngôi sao sáng nhất ở Bắc bán cầu), gây ra các triệu chứng cơ bản của COVID-19 là sốt và ho, cùng với đó là các bệnh mắt như viêm kết mạc, đau mắt đỏ, ngứa mắt.

Tốc độ lây nhiễm của XBB.1.16 nhanh gấp 1,17-1,27 lần so với biến thể Omicron. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp XBB.1.16 vào nhóm biến thể đáng quan tâm và khả năng cao biến thể này sẽ lan rộng tại Hàn Quốc.

Ủy ban đối sách phòng dịch trung ương thuộc Cơ quan Quản lý và Phòng chống Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết một biến thể mới xuất hiện thường sẽ có khả năng né tránh miễn dịch cao hơn, song hiện vẫn chưa có báo cáo nào về việc biến thể mới này có mức độ chuyển bệnh nặng hơn các biến thể khác.

Số ca mắc COVID-19 mới bình quân/ngày trong tuần từ 16/4-22/4 ở Hàn Quốc tăng 18% so với tuần trước đó. Hệ số lây nhiễm là 1,08, lớn hơn 1, có nghĩa là dịch bệnh đang lây lan rộng.

WHO trong tuần qua đã thêm biến thể phụ mới đang lây lan nhanh của Omicron XBB.1.16 vào danh sách biến thể mới đáng quan tâm.

WHO cho biết biến thể XBB.1.16 đang vượt trội biến thể chiếm chủ đạo XBB.1.5 trước đó ở nhiều nơi. XBB.1.16 là hậu duệ của XBB tái tổ hợp (XBB vốn là sự kết hợp giữa hai dòng phụ của BA.2).

Hiện tại, XBB.1.16 là biến thể chiếm chủ đạo ở Ấn Độ, chủ yếu gây ra các triệu chứng COVID-19 nhẹ. Biến thể XBB.1.16 đã được phát hiện ở 32 quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu một biến thể có gây ra làn sóng COVID-19 ở một quốc gia hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng miễn dịch cộng đồng trong dân số.

Có thể bạn quan tâm

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

(GLO)- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai đề nghị trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.

Đông đảo người dân thị xã Ayun Pa tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa tiếp nhận 224 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 12-4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thị xã Ayun Pa phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức lễ phát động hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024.