Kiểm soát hen khi giao mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Thời tiết thất thường, nồm ẩm ở miền Bắc và độ ẩm không khí cao là yếu tố quan trọng khiến hen phế quản ở trẻ em tăng cao.

Khoảng 10% trẻ mắc hen đến khám phải nhập viện

Trong các tuần gần đây, trung bình mỗi ngày khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp, Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội) tiếp nhận khoảng 60 - 80 bệnh nhi đến khám, có thời điểm lên đến hơn 100 bệnh nhi (tăng từ 30 - 50%), trong đó rất nhiều trẻ đến khám do ho, thở khò khè, thở rít, hen phế quản. Tính riêng tuần cuối tháng 3 đã có hơn 120 trẻ đến khám được chẩn đoán mắc bệnh hen; 10% trong số đó phải nhập viện điều trị, ghi nhận các trường hợp nhập viện trong tình trạng cấp cứu do cơn hen cấp mức độ nặng, gây khó thở nhiều phải được hỗ trợ thở ô xy và sử dụng thuốc cắt cơn hen.

Tại khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp, Bệnh viện Nhi T.Ư, bé H.N (4 tuổi, ở Hà Tĩnh) nhập viện trong tình trạng khó thở, ho nhiều kèm nôn. Bệnh nhi được chẩn đoán mắc hen phế quản từ khoảng 1 năm trước, tình trạng bệnh tăng lên và dễ phải nhập viện khi thời tiết thay đổi. Cùng điều trị có bé K.N (10 tuổi, ở Nghệ An) bị ho, tức ngực, khó thở. Trước nhập viện, bé K.N bị rối loạn giấc ngủ do có những cơn khó thở xuất hiện lúc nửa đêm về sáng.

Tác nhân gây hen phế quản trẻ em đôi khi ở ngay trong nhà. Ảnh: Shutterstock

Tác nhân gây hen phế quản trẻ em đôi khi ở ngay trong nhà. Ảnh: Shutterstock

TS-BS Lê Quỳnh Chi, Trưởng khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp, cho hay trong tháng 3.2023 khoa đã tiếp nhận 50 bệnh nhi nhập viện vì cơn hen cấp, các cháu nhập viện hầu hết trong tình trạng khó thở, phải thở ô xy với biểu hiện cơn hen phế quản từ mức độ trung bình trở lên.

Tác nhân gây bệnh ở ngay trong nhà

Theo TS-BS Lê Quỳnh Chi, hen phế quản trẻ em là bệnh lý đường hô hấp đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường thở, gây co thắt phế quản, phù nề và tăng tiết dịch nhầy làm cho trẻ khó thở.

Dị nguyên ("chất" gây ra các phản ứng dị ứng) thường gặp nhất đối với trẻ bị hen phế quản là mạt nhà. Đây là loại động vật nhỏ ăn những mẩu da chết bong ra từ cơ thể người. Chúng sinh sống rất nhiều trong chăn, gối, giường của chúng ta hằng ngày. Vào thời tiết ấm và ẩm, chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh. Hơn thế, thời tiết ẩm khiến nấm mốc và các vi rút cũng phát triển. Vì vậy, trẻ bị hen phế quản thường khởi phát cơn hen trong giai đoạn này.

Ở bệnh nhân mắc hen phế quản mạn tính, thời tiết nồm ẩm sẽ làm các cơn khó thở xuất hiện thường xuyên hơn, nếu kèm theo tình trạng nhiễm khuẩn thì mức độ cơn hen sẽ càng trở nên trầm trọng.

TS-BS Lê Quỳnh Chi lưu ý: Với các bệnh nhi hen, việc xác định bệnh và điều trị dự phòng đầy đủ sẽ giúp kiểm soát tốt nền viêm mạn tính của đường thở, giúp chức năng hô hấp của trẻ trở về bình thường, không ảnh hưởng đến cấu trúc của đường thở cũng như các hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày: ăn uống, học tập, vui chơi, thể dục thể thao...

Nếu trẻ không được điều trị dự phòng đầy đủ, đúng cách thì sẽ thường xuyên bị lên cơn hen cấp. Đặc biệt khi trẻ có những thay đổi nhỏ như đi bơi, sinh hoạt ngoại khóa, hoặc thay đổi đột ngột về thời tiết, môi trường sống thì có nguy cơ mắc cơn hen cấp nặng. Bệnh hen phế quản không kiểm soát sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Ảnh: BV Nhi T.Ư

Ảnh: BV Nhi T.Ư

Ngoài vấn đề tiên quyết là tuân thủ điều trị các thuốc dự phòng để ổn định bệnh, cha mẹ cần đảm bảo chất lượng môi trường, vệ sinh nhà cửa, trường lớp để tránh những căn nguyên gây khởi phát cơn hen ở trẻ.

Theo Bệnh viện Nhi T.Ư, trẻ hen phế quản nên được tiêm phòng đầy đủ vắc xin cúm hằng năm và vắc xin phế cầu theo tuổi. Trong trường hợp trẻ nhiễm vi rút, gia đình cần tuân thủ xịt thuốc dự phòng theo y lệnh, vệ sinh mũi họng, súc miệng thường xuyên.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới với tách cà phê. Thói quen này thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia, cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc.
Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Lá đu đủ chứa các hợp chất thực vật đã được chứng minh là có tiềm năng dược lý rộng rãi. Nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, như trà, chiết xuất, viên nén..., thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Có những cơn nhức đầu khó chịu và vùng đau chủ yếu nằm ở nửa bên phải đầu. Cảm giác đau nhức này có thể xuất hiện ở sau đầu, hàm, mắt hay xoang. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở nửa bên phải đầu. Nguồn gốc của những cơn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Kỷ tử được sử dụng từ rất lâu, tác dụng như thuốc bổ nguồn gốc thiên nhiên, giúp chống lão hóa, tăng cường sinh lý, tốt cho người tiểu đường.