Nhiều lợi ích cho cây trồng từ phân hữu cơ bã cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Từ bã cà phê, một nhóm sinh viên Trường ĐH Nam Cần Thơ tái chế thành phân hữu cơ, mang lại lợi ích thiết thực cho nông nghiệp và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nguyễn Thị Bé Mẩn, thành viên của nhóm, cho biết: "Bã cà phê nếu không được xử lý hiệu quả sẽ là một chất thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường. Ngược lại, nếu tìm ra công thức biến nó thành phân hữu cơ thì có nhiều lợi ích cho sự phát triển của cây trồng. Chúng tôi cũng đã nghĩ tới nhu cầu thị trường và thấy nó khá triển vọng. Ngoài những vườn rau màu rộng lớn sản xuất theo hướng organic thì thú chơi cây kiểng, trồng cây trái sạch trong phạm vi gia đình cũng đang dần phổ biến trong thành phố".

Khâu quyết định thành công của sản phẩm là ủ phân trong thời gian, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp. Ảnh: CTV

Khâu quyết định thành công của sản phẩm là ủ phân trong thời gian, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp. Ảnh: CTV

Trên internet cũng có một số bài viết chia sẻ cách làm phân hữu cơ từ bã cà phê. Song, khi bắt tay thực hiện, các thành viên nhận ra cần phải tự tìm công thức riêng, vì "chính chủ" luôn giữ lại một phần quan trọng của bí quyết. Theo đó, cả nhóm đã nhiều lần thảo luận, thử nghiệm và tham vấn ý kiến của một số kỹ sư nông nghiệp. Một tháng sau, mọi người mới có thể nói hài lòng với sản phẩm. Công dụng chính của phân hữu cơ từ bã cà phê là cung cấp lượng dinh dưỡng như đạm, nitơ, kali, magie. Ngoài ra nó còn chứa phốt pho và canxi cho quá trình phát triển của cây trồng, giúp cải tạo đất, thoát nước tốt, giữ ẩm cao và ngăn ngừa sâu bệnh.

Sản phẩm được đánh giá có ý nghĩa thiết thực về mặt bảo vệ môi trường, đi đúng với xu hướng sản xuất nông nghiệp sạch mà nhiều nông dân đang hướng đến. Ảnh: CTV

Sản phẩm được đánh giá có ý nghĩa thiết thực về mặt bảo vệ môi trường, đi đúng với xu hướng sản xuất nông nghiệp sạch mà nhiều nông dân đang hướng đến. Ảnh: CTV

Nguyễn Quốc Anh (thành viên nhóm) thông tin sản phẩm có sự cộng hưởng của 3 thành phần là: bã cà phê, mạt cưa, nấm trichoderma. Quy trình thực hiện trải qua 4 bước gồm: phơi khô bã cà phê, trộn nguyên liệu, ủ hỗn hợp, đóng gói. Các thành phần được trộn theo tỷ lệ lần lượt là 2:2:1. Trong 4 công đoạn nói trên, thử thách nhóm nhiều nhất là khâu ủ.

So sánh với một số loại phân bón khác, các thành viên của nhóm cho biết phân hữu cơ từ bã cà phê có điểm nổi bật là hoàn toàn thân thiện với môi trường. Sau quá trình ủ phân, các chất hoại mục không gây ra mùi hôi. Song song đó, bã cà phê còn có khả năng đuổi côn trùng gây hại và làm giảm nồng độ kim loại nặng trong đất, góp phần giúp nông sản đạt chuẩn organic.

Bao bì được thiết kế bằng chất liệu giấy có khả năng tự phân hủy. Ảnh: CTV

Bao bì được thiết kế bằng chất liệu giấy có khả năng tự phân hủy. Ảnh: CTV

Hướng đến việc bảo vệ môi trường, nhóm sản xuất bao bì bằng chất liệu từ giấy có thể tự phân hủy sau một thời gian sử dụng. Hiện sản phẩm đã được bán ra thị trường với giá 30.000 đồng/kg.

Ông Trần Trung Chuyển, Phó trưởng khoa Kinh tế, Chủ nhiệm Câu lạc bộ khởi nghiệp DNC Trường ĐH Nam Cần Thơ, đánh giá ý tưởng phân hữu cơ từ bã cà phê có tính khả thi cao, có thể triển khai thương mại hóa trong thực tế. Sản phẩm có đối tượng khách hàng tiềm năng và có ý nghĩa thiết thực về mặt bảo vệ môi trường, đi đúng với xu hướng sản xuất nông nghiệp sạch mà nhiều nông dân đang hướng đến.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.