Giá dầu tăng 4% trong tuần khi thị trường tài chính bình ổn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Tuần qua, thị trường dầu thế giới diễn biến không dựa trên các nguyên tắc cơ bản về cung cầu mà phụ thuộc vào mối lo ngại liên quan đến hệ thống ngân hàng. Tính chung cả tuần cả hai loại dầu đã ghi nhận mức tăng với giá dầu Brent tăng 2,8%, trong khi giá dầu WTI tăng 3,8%.
Tuần tới, vẫn có nhiều yếu tố mới tác động đến giá dầu. Ảnh minh họa: Tập đoàn Dầu khí

Tuần tới, vẫn có nhiều yếu tố mới tác động đến giá dầu. Ảnh minh họa: Tập đoàn Dầu khí

Ngay phiên giao dịch đầu tuần ngày 20.3 (giờ Việt Nam), giá dầu tăng hơn 1% với kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất ở 0,25 điểm và sớm tạm dừng thắt chặt chính sách tiền tệ.

Sang phiên ngày 21.3 (giờ Việt Nam), giá dầu tiếp tục tăng do lo ngại suy thoái, khủng hoảng của nhà đầu tư hạ nhiệt khi những bất ổn tại một số ngân hàng lớn trên thế giới được cam kết xử lý từ phía cơ quan quản lý nhà nước.

Cụ thể, ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ UBS đã đồng ý mua lại Credit Suisse với giá 3,25 tỉ USD trong một thỏa thuận được dự đoán sẽ khép lại vào năm 2023.

Tiếp sau đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và ngân hàng trung ương các nước Canada, Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) và Thụy Sỹ thông báo sẽ phối hợp để nâng cao khả năng tiếp cận thanh khoản cho các ngân hàng, bằng cách thúc đẩy nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ, giúp các ngân hàng trung ương khác ngoài Fed được tiếp cận đồng USD dễ dàng hơn.

Sang phiên ngày 22.3 (giờ Việt Nam), giá dầu tiếp đà tăng khi việc giải cứu Credit Suisse làm dịu bớt lo ngại về một cuộc khủng hoảng ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và cắt giảm nhu cầu nhiên liệu.

Giá dầu tăng trong tuần khi tình hình bất ổn của ngành ngân hàng dịu xuống. Ảnh minh họa: Tập đoàn Dầu khí

Giá dầu tăng trong tuần khi tình hình bất ổn của ngành ngân hàng dịu xuống. Ảnh minh họa: Tập đoàn Dầu khí

Sự lao dốc của đồng USD xuống mức thấp nhất trong vòng 6 tuần cùng với sự tăng lãi suất của Fed đúng như dự kiến là những nhân tố chính làm giá dầu đi xuống trong phiên ngày 23.3 (giờ Việt Nam).

Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên ngày 24 và 25.3 sau bình luận về khả năng lấp đầy kho dự trữ dầu chiến lược của Mỹ của Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm.

Ông Jennifer Granholm cho rằng sẽ rất khó để tận dụng giá thấp trong năm nay để bổ sung cho kho dự trữ và phải mất tới vài năm mới có thể đổ đầy lại kho dự trữ của nước này.

Trong khi đó, Mỹ vẫn đang có kế hoạch giải phóng thêm 26 triệu thùng dầu trong kho dự trữ.

Dữ liệu từ Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, dự trữ dầu thô Mỹ đã tăng 1,1 triệu thùng trong tuần trước. Còn theo Oilprice, dự trữ dầu thô của Mỹ ở mức 481,2 triệu thùng vào cuối tuần trước, cao hơn khoảng 8% so với mức trung bình của 5 năm lại đây.

Tuần tới, việc Nga sẽ duy trì cắt giảm sản lượng 500.000 thùng dầu/ngày từ tháng 3 đến tháng 6 cũng sẽ là nhân tố tác động lên giá dầu.

Bên cạnh đó, việc Iraq ngừng xuất khẩu 450.000 thùng/ngày qua một đường ống từ khu tự trị của người Kurd và các mỏ phía bắc Kirkuk đến cảng Cayhan của Thổ Nhĩ Kỳ cũng là nhân tố ảnh hưởng đến giá dầu.

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 26.3 cụ thể như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 22.022 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 23.038 đồng/lít; dầu diesel không quá 19.302 đồng/lít; dầu hỏa không quá 19.462 đồng/lít; dầu mazut không quá 14.479 đồng/kg.

Có thể bạn quan tâm

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.