75 năm Đảng bộ thị xã An Khê một chặng đường vẻ vang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã viết nên những trang sử hào hùng, đánh dấu nhiều mốc son chói lọi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm và xây dựng quê hương. Phát huy truyền thống cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc An Khê tiếp tục đoàn kết, xây dựng thị xã vững mạnh toàn diện.

Trang sử hào hùng

Sau khi chiếm đóng An Khê vào năm 1898 và tái chiếm vào tháng 7-1946, thực dân Pháp đã ra sức tàn phá làng mạc, giết chóc, gây bao đau thương cho người dân vô tội. Dưới chế độ Mỹ-ngụy, người dân An Khê lại phải chịu đựng biết bao lầm than, đau khổ. Nhân dân các dân tộc An Khê đã nhiều lần nổi dậy chống thực dân Pháp xâm lược, các phong trào tuy mang tính tự phát nhưng đã thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng, kiên cường, không chịu khuất phục trước kẻ thù hung bạo.

Từ khi có Đảng lãnh đạo, trực tiếp là Xứ ủy Trung Bộ, thông qua phong trào công nhân, phong trào thanh niên, những ngày khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám ở tỉnh, huyện, những người ưu tú đã được lựa chọn, kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 25-11-1945, đồng chí Phan Thêm-đặc phái viên của Xứ ủy Trung Bộ ở Tây Nguyên tổ chức thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở đây gồm 3 đồng chí: Đỗ Trạc, Ngô Thành và Hồ Thượng Hiền, cử đồng chí Đỗ Trạc làm Bí thư Chi bộ. Sự ra đời của Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở An Khê là bước ngoặt, dấu mốc lịch sử quan trọng trong bước phát triển mới của phong trào cách mạng ở địa phương.

Quang cảnh lễ phát động cuộc thi “Tìm hiểu 75 năm lịch sử Đảng bộ thị xã An Khê”. Ảnh: Ngọc Minh

Quang cảnh lễ phát động cuộc thi “Tìm hiểu 75 năm lịch sử Đảng bộ thị xã An Khê”. Ảnh: Ngọc Minh

Trong tình hình vừa tổ chức kháng chiến vừa xây dựng tổ chức Đảng, tháng 11-1945, Chi bộ mới chỉ có 3 đảng viên nhưng đến tháng 9-1947, huyện đã có 5 chi bộ với 30 đảng viên. Trước đòi hỏi cần có một tổ chức Đảng lớn hơn đủ sức trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, ngày 14-3-1948, Tỉnh ủy Gia Lai quyết định thành lập Đảng bộ huyện An Khê. Ban Chấp hành lâm thời gồm 3 đồng chí do đồng chí Phạm Kiêm làm Bí thư. Đảng bộ huyện An Khê được thành lập đánh dấu sự trưởng thành nhanh chóng về thực lực cách mạng trong huyện.

Nhận thức rõ vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình, Đảng bộ huyện An Khê giữ mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất; đồng thời tiếp nhận sự lãnh đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Nhân dân để tiến hành sự nghiệp cách mạng. Chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang và bán vũ trang tại chỗ, gắn với xây dựng các căn cứ cách mạng vững chắc như: Xóm Ké, Ya Hội, Stơr, Kon Lung... thành một hệ thống liên hoàn, liên kết giữa hậu phương với tiền tuyến. Nhiều lần địch càn quét, oanh kích nhưng không phá vỡ nổi.

Đặc biệt, các căn cứ: Ya Hội, A1 xã Bắc, làng Stơr... với thành tích đóng góp cho cách mạng liên tục được Liên khu 5 tặng danh hiệu “Làng xã chiến đấu kiểu mẫu”. Tất cả các căn cứ tạo thế bao vây sau lưng địch, duy trì và phát triển phong trào du kích kháng chiến để tiêu hao sinh lực địch.

Một góc đô thị thị xã An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Một góc đô thị thị xã An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đồng bào các dân tộc An Khê đã huy động hàng vạn ngày công đào đá, phá đường, liên lạc, nuôi giấu cán bộ cách mạng; đóng góp sức người, sức của để phục vụ kháng chiến. Có thể kể đến những chiến công của Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc-người Bí thư Chi bộ đầu tiên của An Khê bị kẻ thù đê hèn sát hại dã man tháng 3-1947; Anh hùng liệt sĩ Ngô Mây-người thanh niên giàu lòng quả cảm đã hy sinh trong trận phục kích ngày 11-12-1947 và biết bao chiến sĩ cộng sản khác cùng những chiến công hiển hách như: Chiến thắng Đak Pơ, Dốc Lá, Tú Thủy…

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, người dân đồng lòng chung sức nhất tề nổi dậy lần lượt giải phóng các làng, xã và giải phóng hoàn toàn An Khê vào ngày 23-3-1975, góp phần làm nên đại thắng mùa xuân 1975. Từ đây, lịch sử An Khê chuyển sang trang mới với nhiều niềm tin và hy vọng.

Xây dựng An Khê vững mạnh toàn diện

Sau năm 1975, 5 huyện (huyện 1, huyện 2, huyện 7, huyện 8 và huyện 10) sáp nhập chung với huyện An Khê. Đảng bộ và Nhân dân huyện nhà bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến tranh, tập trung phát triển kinh tế, ổn định đời sống người dân. Từ ngày 20 đến 27-10-1976, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VI tổ chức tại làng Đe Bar (nay thuộc huyện Kbang). Đây là đại hội đầu tiên kể từ sau ngày giải phóng. Đại hội chủ trương cải tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ người bóc lột người; đẩy mạnh khai hoang, củng cố hệ thống giao thông, thủy lợi; mở rộng thâm canh, tăng vụ và tăng năng suất cây trồng.

Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VII (năm 1979) và lần thứ VIII (năm 1982) tiếp tục lãnh đạo Nhân dân thực hiện các chỉ tiêu kinh tế-xã hội tạo nên những biến chuyển mới. Năm 1984, để đáp ứng nhu cầu phát triển, theo Quyết định số 181-HĐBT ngày 28-12-1984 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), huyện An Khê được chia tách thành huyện An Khê và huyện Kbang.

Năm 1986, Đảng bộ huyện An Khê tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ IX theo tinh thần đổi mới của Đảng, nhìn thẳng vào thực trạng của địa phương, đề ra phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong những năm 1986-1990. Dưới ánh sáng đường lối đổi mới toàn diện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, An Khê đã từng bước chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trên cơ sở phát huy và khơi dậy tiềm năng sẵn có của địa phương. Năm 1988, thực hiện Quyết định số 96-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, huyện An Khê tiếp tục chia tách để thành lập huyện Kông Chro.

Thị xã An Khê nhìn từ trên cao. Ảnh: Quang Tấn

Thị xã An Khê nhìn từ trên cao. Ảnh: Quang Tấn

Năm 2003, thực hiện Nghị định số 155/2003/NĐ-CP ngày 9-12-2003 của Chính phủ, huyện An Khê tiếp tục chia tách thành huyện Đak Pơ và thị xã An Khê ngày nay. Sau khi chia tách, Đảng bộ thị xã An Khê tiếp tục lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2000-2005) đạt nhiều kết quả to lớn, toàn diện.

Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XIV, XV, XVI tiếp tục đề ra các mục tiêu đổi mới mạnh mẽ, toàn diện phương thức lãnh đạo của Đảng, củng cố, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng thị xã An Khê thực sự là vùng kinh tế động lực phía Đông của tỉnh.

Với những thành tích đạt được trong 75 năm qua, Đảng bộ, Nhân dân và các lực lượng vũ trang thị xã An Khê đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Năm 2004, huyện An Khê được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì; năm 2005, thị xã An Khê vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Lao động hạng nhì; năm 2013, thị xã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất; năm 2022, thị xã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng ba trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020.

Hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025), thị xã An Khê đã đạt được một số kết quả quan trọng. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,5%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 51,89 triệu đồng/năm; hộ nghèo giảm còn 1,79%; 100% học sinh đi học đúng độ tuổi bậc tiểu học, THCS; 100% xã, phường giữ vững tiêu chí quốc gia về y tế; 93% thôn, làng, tổ dân phố văn hóa. Hệ thống hạ tầng đô thị được đầu tư theo hướng hiện đại, đồng bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng thị xã trở thành đô thị loại III và vùng kinh tế động lực phía Đông của tỉnh.

Các lĩnh vực văn hóa-xã hội đạt được những thành tựu nổi bật. Nhiều công trình lịch sử, văn hóa trên địa bàn được công nhận di tích lịch sử, văn hóa các cấp, trong đó phải kể đến Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo, Di tích quốc gia đặc biệt khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá. Chính sách hậu phương quân đội, đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc gia đình người có công được triển khai kịp thời, đúng đối tượng; quốc phòng, quân sự địa phương được củng cố và tăng cường; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định; các vấn đề về dân tộc, tôn giáo được chú trọng. Từ đó tạo sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư, củng cố niềm tin của quần chúng đối với cấp ủy, chính quyền địa phương.

Cùng với phát triển kinh tế-xã hội, Đảng bộ thị xã chú trọng xây dựng hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; thực hiện nghiêm nguyên tắc “Đảng lãnh đạo toàn diện; chính quyền điều hành quản lý; Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội tăng cường giám sát, phản biện”. Hiện nay, Đảng bộ thị xã An Khê có 46 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc với 2.633 đảng viên; tất cả 60 thôn, làng, tổ dân phố đều có cấp ủy. Toàn Đảng bộ đang tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Có thể bạn quan tâm

Đổi mới phong cách, lề lối làm việc và phương thức lãnh đạo của các cấp ủy

Đổi mới phong cách, lề lối làm việc và phương thức lãnh đạo của các cấp ủy

(GLO)- Đó là chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai Hồ Văn Niên tại hội nghị tổng kết 5 năm công tác xây dựng Đảng (2020-2025) và tổng kết 15 năm thi hành Điều lệ Đảng (2011-2025) do Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức chiều 29-3.
Quán triệt, hướng dẫn thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị

Quán triệt, hướng dẫn thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị

(GLO)-

Chiều 14-3, tại hội trường 2-9, TP. Pleiku, Thường trực Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt, hướng dẫn thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27-10-2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, PCTN, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án.

Đảng bộ xã Ia Tôr phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo

Đảng bộ xã Ia Tôr phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo

(GLO)- Năm 2023, Đảng bộ xã Ia Tôr là đơn vị cấp xã duy nhất được Huyện ủy Chư Prông công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Để có được thành tích này, Đảng bộ xã đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng nông thôn mới.

Chư Pưh tập trung chỉ đạo đại hội Mặt trận các cấp

Chư Pưh tập trung chỉ đạo đại hội Mặt trận các cấp

(GLO)- Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp là sự kiện chính trị quan trọng. Thời gian qua, cả hệ thống chính trị huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã quan tâm chỉ đạo triển khai đại hội Mặt trận cấp xã, tiến tới Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam huyện Chư Pưh lần thứ IX (nhiệm kỳ 2024-2029).

Chư Pưh nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát

Chư Pưh nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát

(GLO)- Đảng bộ huyện Chư Pưh có 40 tổ chức cơ sở Đảng với gần 1.750 đảng viên. Thời gian qua, Đảng bộ huyện thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, góp phần thiết thực vào nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Đảng bộ huyện Chư Prông tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

Đảng bộ huyện Chư Prông tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

(GLO)-

Thời gian qua, Ban Thường vụ Huyện ủy và Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Chư Prông đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết, quy chế, quy định, hướng dẫn về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Nhờ đó, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ huyện được nâng lên.