Chư Prông: Ra mắt “Tổ truyền thông cộng đồng” tại làng Tu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 9-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) phối hợp với UBND xã và Hội LHPN xã Ia Lâu tổ chức ra mắt mô hình điểm “Tổ truyền thông cộng đồng” tại làng Tu.

Tổ truyền thông gồm 10 thành viên, trong đó 3 người trong Ban điều hành. Các thành viên là những người có uy tín trong cộng đồng, có kỹ năng tuyên truyền, vận động người dân. Tại lễ ra mắt, Hội LHPN huyện hỗ trợ Tổ truyền thông 3 triệu đồng để trang bị các thiết bị phục vụ cho hoạt động tuyên truyền. Đồng thời, các thành viên trong tổ được tập huấn nâng cao năng lực, hướng dẫn vận hành và quản lý tổ theo sổ tay hướng dẫn của Trung ương Hội LHPN Việt Nam.

Hội LHPN huyện Chư Prông ra mắt "Tổ truyền thông cộng đồng" điểm của huyện. Ảnh: Minh Châu

Hội LHPN huyện Chư Prông ra mắt "Tổ truyền thông cộng đồng" điểm của huyện. Ảnh: Minh Châu

Cùng ngày, Hội LHPN huyện Ia Grai phối hợp cùng Hội LHPN xã Ia Chía tổ chức lễ ra mắt “Tổ truyền thông cộng đồng” tại làng Tang gồm 10 thành viên, 3 người trong ban điều hành. Sau lễ ra mắt, các thành viên trong tổ được Hội LHPN huyện tập huấn các nội dung: kỹ năng lập kế hoạch truyền thông; các phương pháp, hình thức truyền thông; truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng phù hợp với đặc điểm văn hóa, bản sắc dân tộc của địa phương.

Tổ truyền thông cộng đồng là một mô hình của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh thành lập được 364 Tổ truyền thông cộng đồng tại 42 xã đặc biệt khó khăn, 192 thôn đặc biệt khó khăn của các xã khu vực I, II.

Thành viên của tổ truyền thông thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình... góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại. Đồng thời, theo dõi, nắm bắt tình hình đời sống, tâm tư nguyện vọng của người dân, nhất là phụ nữ, trẻ em gái, phản ánh với ban điều hành để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.

Có thể bạn quan tâm

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

Thêm một bếp ăn thiện nguyện ấm lòng người nghèo Gia Lai

(GLO)- Khai trương ngày 24-4 vừa qua, Bếp ăn thiện nguyện 2K Thị Huy (38 Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, đối diện cổng sau Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã góp phần chia sẻ khó khăn với người nghèo, nhất là bệnh nhân nghèo đang nằm điều trị tại các bệnh viện.
Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

(GLO)- Thời gian đã nhuộm màu mái tóc, song ký ức của một thời xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính già. Sau 49 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, họ vẫn nhắc nhớ về những tháng ngày gian khổ mà rất đỗi tự hào.

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Cả nhà bị bệnh

Cả nhà bị bệnh

(GLO)- Gần 2 năm qua, ông Đặng Chí Thành (thôn 1, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải chạy vạy khắp nơi để có tiền chữa bệnh u ác tính cho vợ là bà Lê Thị Xuân Bích. Cuộc sống của gia đình càng trở nên túng quẫn khi 2 cha con ông Thành cũng bị bệnh.