Gia Lai: Thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp, công nghiệp và du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tỉnh ủy Gia Lai vừa ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU về đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch đến năm 2030.

Nghị quyết được ban hành nhằm thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế, các nguồn lực để tạo đột phá phát triển kinh tế nhanh và bền vững để đến năm 2030, Gia Lai trở thành vùng động lực của Tây Nguyên, có vị thế quan trọng trong khu vực tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam. Phấn đấu đến năm 2030 đưa Gia Lai trở thành vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp tập trung có quy mô lớn, đa dạng các sản phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu; gắn sản xuất với chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp, phấn đấu chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

Du khách tham gia tour du lịch chinh phục đỉnh núi Chư Nâm, huyện Chư Păh (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Ngọc Thu
Du khách tham gia tour du lịch chinh phục đỉnh núi Chư Nâm, huyện Chư Păh (ảnh chụp trước tháng 4-2021). Ảnh: Ngọc Thu


Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành, bền vững, có giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh cao, trong đó chú trọng nâng cao thu nhập cho người dân; xây dựng Gia Lai trở thành vùng sản xuất năng lượng sạch của vùng và cả nước; khai thác tối đa các lợi thế, tiềm năng về phát triển du lịch, nghỉ dưỡng của vùng Tây Nguyên.

Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết là đầu tư có chọn lọc theo hướng lấy chất lượng, hiệu quả công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí cơ bản tập trung các lĩnh vực tỉnh đang có tiềm năng, thế mạnh còn dư địa lớn với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Phấn đấu tổng vốn đầu tư đạt bình quân 40.000 tỷ đồng/năm (gấp 1,8 lần so với giai đoạn 2016-2020). Chủ động chuẩn bị các điều kiện về cơ sở hạ tầng; tạo quỹ đất sạch, quy hoạch vùng nguyên liệu để hỗ trợ tốt nhất cho các dự án triển khai trên địa bàn.

Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, ngành Nông nghiệp thu hút đầu tư và đưa vào hoạt động dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô khoảng 1.500 ha; dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao quy mô khoảng 500 ha trở lên, hình thành 2-3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 1 dự án khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô 328 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 10.000-15.000 tỷ đồng. Giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 chiếm từ 15-20%; giá trị sản phẩm trên 1 ha đất canh tác ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 350 triệu đồng/năm… Tỉnh cũng phấn đấu thu hút đầu tư và đưa vào hoạt động các dự án về lĩnh vực: logistics, chế biến đường, thức ăn chăn nuôi, súc sản, chế biến sản phẩm nông-lâm nghiệp, thực phẩm, công nghiệp phụ trợ, phân bón, chế biến gỗ, than hoạt tính, chế biến dược liệu với tổng vốn đầu tư khoảng trên 8.700 tỷ đồng…

Ở lĩnh vực công nghiệp năng lượng tái tạo, phấn đấu thu hút và đưa vào hoạt động mới trên 3.000-3.500 mW, với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng trên 156.000 tỷ đồng. Du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy các ngành dịch vụ cùng phát triển; phấn đấu đến năm 2025 đạt 1,7 triệu lượt khách…


Tỉnh cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030. Trong đó, phấn đấu đưa Gia Lai trở thành trung tâm công nghiệp chế biến nông, lâm sản của khu vực Tây Nguyên và khu vực 13 tỉnh trong tam giác phát triển; du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh có tính chuyên nghiệp cao, hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, sản phẩm du lịch đặc sắc, đạt 4,3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 17.500 lượt trở lên.

Nghị quyết đồng thời đặt ra 7 nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện. Cụ thể các giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư; khoa học, công nghệ; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; công tác quảng bá, tuyên truyền; nguồn lực cũng như nêu giải pháp cho từng lĩnh vực cụ thể: nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo, du lịch.

 

KIỀU PHAN
 

Có thể bạn quan tâm

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt.