Ký ức tháng ba

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tháng ba Tây Nguyên, cao điểm mùa khô. Nắng nhảy nhót trên hàng cây, bờ cỏ, rót ánh vàng xuống mặt hồ xanh. Trên những đồi hoa cà phê trắng xóa, đàn ong rập rờn đi hút mật. Trong khu vườn nhà, giàn phong lan vào mùa bung lụa với những chùm hoa dài khoe sắc. Ban công, góc nhà cũng rực rỡ những bụi hồng đủ màu sắc vươn cành hoa quý phái đọ sắc cùng nắng vàng và trời xanh.
Từng đàn bướm vàng tung tăng bay lượn. Sau bao nhọc nhằn của quá trình biến hóa, những chú bướm đang tận hưởng ngày tháng đẹp đẽ nhất của cuộc đời với đôi cánh vàng mềm mại nâng mình lên thỏa sức đùa vui cùng cỏ cây, hoa lá, nắng gió và mây trời.
Cánh đồng lúa Đông Xuân đã ngả màu vàng hứa hẹn một mùa bội thu. Dòng kênh ăm ắp nước vẫn vỗ về tưới tắm cho những thửa ruộng, vườn rau, giữ màu xanh tươi mát với bao mong đợi cho bình an, hạnh phúc của mọi nhà.
Trên sân trường, vài bông phượng đầu mùa bắt đầu khoe sắc đỏ giữa chòm lá xanh hình lông chim cong cong rung rinh trong gió. Trên các ngả đường đến trường, những cô cậu học trò trong trang phục chỉnh tề tươi vui đến lớp. Tà áo dài nữ sinh tung bay trong nắng vàng. Sắp tới sẽ là những ngày cao điểm của năm học với mùa thi với bao lo âu và ước vọng.
Tháng ba gợi về những ký ức về những mùa hội trại. Ngôi trường xưa với vườn bạch đàn chắn gió lùa những ngày đông là nơi lưu giữ bao ký ức học trò. Những con dốc cao che khuất mặt người, những con đường đầy bụi đỏ, những giọt mồ hôi ướt áo trên chiếc xe đạp cà tàng là hình ảnh đã in vào ký ức của bao thế hệ học trò nơi Phố núi cao này. Ngày cắm trại với bao trò chơi tập thể để mọi người thêm gần gũi và hiểu nhau hơn. Rồi đêm trắng thức cùng nhau bên đống lửa trại, cùng chia sẻ ước mơ cho một ngày mai rời xa chiếc ghế nhà trường.
Ảnh: C.T.V
Ảnh minh họa: C.T.V
Tuổi học trò, quyển lưu bút chuyền tay nhau. Dòng mực tím ngô nghê mang cảm xúc trong veo gửi vào trang viết. Những hình ảnh của một thời thanh xuân lưu dấu bao cảm xúc vơi đầy. Mai xa trường rồi, mỗi người một ngả, dòng thời gian như sóng xô, gió cuốn, biết có còn gặp lại nhau không.
Thời gian này, lác đác có những cơn mưa đầu mùa làm sạch hàng cây, mái nhà, con đường, đem lại cho môi trường một sức sống mới. Cơn mưa “vàng” mang đến cho người nông dân bao nhiêu lợi ích khi những trang trại cà phê rộng lớn đang khát khao chờ nước. Và bầu trời sau cơn mưa như trong xanh hơn, hàng cây tươi thắm hơn là món quà của tạo hóa. Vẳng nghe trong gió tiếng cồng chiêng từ lễ hội của người Jrai, Bahnar tạo nên một âm sắc vừa hùng tráng vừa hoang dã. Những chàng trai, cô gái khỏe khoắn, hồn nhiên, say mê trong điệu xoang, bên ché rượu cần ngọt thơm mời gọi. Nhịp xoang dồn dập, cái nắng, cái gió như hòa cùng vũ điệu chân trần làm mê đắm lòng người.
Trên con đường biên ải trập trùng núi non và đầy nắng, những người lính vẫn đang canh giữ từng tấc đất của quê hương. Dấu vết bi thương của một thời oanh liệt giờ đã phai mờ. Những quốc lộ, tỉnh lộ khang trang nối liền vùng xa xôi, khó khăn với thành phố để việc giao thương, vận chuyển hàng hóa được thuận tiện, giúp nâng cao mức sống người dân. Dẫu vẫn còn đó nhiều khó khăn, nhưng những đổi thay đã cho ta niềm tin và hy vọng. Nhiều tòa nhà cao tầng khang trang đã mọc lên trên miền quê xa khó ngày nào.
Niềm vui đến mỗi ngày từ những điều đơn sơ giản dị. Những cây thông ngày nào được trồng từ bàn tay cô cậu sinh viên trên triền đồi trọc, giờ đã thành rừng thông vững chãi, che chắn cho sự yên bình của người dân, làm lá phổi xanh cho thành phố. Những đứa trẻ tưởng như mới đây thôi còn bập bõm chữ cái đầu đời giờ đã thành bác sĩ, kỹ sư, thầy-cô giáo, doanh nhân thành đạt.
Có bao nhiêu tháng ba đã đi qua trong cuộc đời, bao nhiêu lần chứng kiến kẻ ở người đi, đông qua xuân lại. Mái tóc xanh đã phai màu cùng những điều đã làm được cũng như bỏ lỡ. Bao cảm xúc vẫn dạt dào, bồi hồi cùng ký ức tháng ba yêu thương và xao xuyến.
NGUYỄN THỊ THÚY ÁI

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...