Dưới bóng hàng gòn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những chiều gió lộng, tôi thường ra sân bắc ghế ngồi nhìn hàng gòn đong đưa trong bóng chiều. Thân gòn vươn cao, lá gòn rụng gần hết chỉ còn cành nhánh khẳng khiu xanh lè và vô số trái gòn lúc lỉu.
Mấy lần chú tôi định đốn hạ hàng gòn. Chú nói loại này vô dụng, gỗ giòn khấy không đóng tủ bàn được, sống chỉ thêm chật đất. Nhưng bà tôi ngăn, bà nói thương hàng gòn, nhìn chúng vậy chứ nhiều công dụng. Hàng gòn điểm tô cho xóm mình thêm đẹp, để ai ở xa về chỉ cần hỏi “xóm hàng gòn” ở đâu thì người dân xứ này đều biết mà chỉ đường. Mùa gòn chín bà hay lấy cù móc lôi trái gòn khô xuống lấy bông gòn làm ruột gối nằm êm ái giấc đêm. Lá gòn bà bán cho người xóm khác mua về làm nhang, mấy đứa trẻ con táy máy tay chân lấy dao phay chặt mấy nhát sâu vào gốc gòn để trời nắng mủ tươm ra, khô lại thành mủ gòn, mỗi độ trưa hè đem mủ gòn uống với nước đá là mát rười rượi. Cũng có lần tôi theo chân đám trẻ tinh nghịch trong xóm đi lấy mủ gòn về cho má làm nước, nấu chè. Bông gòn nhiều làm ruột gối không hết, chị tôi tất tả mang ra chợ bán. Dù chẳng được bao nhiêu nhưng hàng gòn vô tình làm thành ký ức đẹp của chị em tôi.
 
Minh họa: Trà My
Minh họa: Trà My
Chú tôi nghe lời bà nên không nỡ đốn hạ gòn. Những cây gòn cứ thế vươn cao. Gòn xanh mướt trong nắng gió buổi trưa. Gòn in hình trên khoảng trời đỏ lửa mỗi độ hoàng hôn buông xuống. Cây gòn đã lưu dấu tuổi thơ tôi. Những trò chơi trẻ con như trốn tìm, bắn bi, ô quan… cũng diễn ra dưới bóng mát của cây gòn. Từ bóng râm ấy, những đứa trẻ xóm nghèo đã lớn dần lên, những người già như bà tôi lưng ngày thêm còng xuống. Hàng gòn che mát chị tôi từ thuở chị còn thơ cho đến khi mang vóc hình thiếu nữ. Hàng gòn nghiêng nhìn tôi nhổ tóc sâu cho bà trong những chiều thanh yên, nhìn tôi cun cút ôm giỏ theo bà đi chợ xa. Với trẻ thơ, được đi chợ là một niềm vui không kể xiết.
Bà tôi thuật lại lời người xưa, cây gòn mọc được chín tầng sẽ tự động chết. Vậy mà hàng gòn xóm tôi đã mọc hơn mười tầng, mười mấy tầng mà cây vẫn xanh mướt mượt, sức sống vẫn bền bỉ, dẻo dai. Trừ những cây chênh vênh ở bờ sông đã đổ sập sau một đêm mưa bão, thì những cây gòn khác vẫn khỏe khoắn vươn mình. Gió giông vẫn không dễ gì đổ sập. Sau này, mỗi lần đi xa về quê tôi lại dành những buổi chiều yên tĩnh ra ngồi dưới bóng mát của cây gòn nhìn cảnh quê sau bao nhiêu năm vẫn không hề đổi thay. Tuổi thơ nhanh quá. Mà cây gòn vẫn tư lự bên đường quê. Gòn tiễn từng đợt rời quê, tiễn những đứa trẻ năm nào quấn quýt với hàng cây, giờ lớn lên và tỏa ra mỗi đứa một phương trời. Gòn cứ đợi chờ từng ngày. Vậy mà chừng ấy năm, chưa một lần hàng gòn thấy đám trẻ năm xưa tụ họp đủ mặt, thế nào cũng thiếu một vài đứa...
Mỗi lần nghĩ về cây gòn, tôi lại nhớ đến bà tôi, chị tôi. Bà tôi giờ đây tóc bạc, lưng còng hơn, mỗi lần đi ra đến sân nhà là chân bắt đầu đau nhức. Bà chỉ có thể ngắm hàng gòn từ xa. Chị tôi cũng đã lấy chồng xa, giờ đây là vợ, là mẹ,… Tôi cũng đi xa lập nghiệp.
Hôm nọ, má gọi điện lên bảo người ta đã đốn trụi hàng gòn để làm đường. Tôi bàng hoàng một chốc rồi tự nhiên nước mắt ứa ra. Hàng cây mà tuổi thơ nấp bóng giờ cũng đã về với gió mất rồi… Gòn ơi!
Theo Hoàng Khánh Duy (Báo Đắk Lắk)

https://baodaklak.vn/van-hoa-du-lich-van-hoc-nghe-thuat/van-hoc-nghe-thuat/202203/duoi-bong-hang-gon-f471d1c/

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...