Bát cháo mùa đông của nội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tôi thường mong ngóng nhiều về những khoảng trời kí ức đã cũ. Bao giờ cũng vậy, hễ bắt gặp điều gì đó thân thuộc thì nỗi nhớ cứ hiện về trong tâm trí. Như trưa nay vừa thức dậy sau giấc ngủ, bụng đói, tôi chợt nhớ bát cháo gạo của bà nội. Hình ảnh ấy dễ khiến lòng tôi se sắt hồi tưởng những ngày xa…

Vụ lúa hè thu nào cũng vậy, đợi người ta gặt xong, mấy gốc rạ còn sót lại tự đâm chồi lớn lên rồi cho ra những chét đòng đòng. Khi ấy, nội tôi lại mang thúng ra đồng mót lúa, có hôm nội đi một mình, hôm khác anh em tôi lẽo đẽo theo sau gót chân nội vì ở nhà không còn trò để nghịch nữa. Thấy bông lúa nào ngả vàng và chắc hạt, nội ngắt bỏ vào thúng.

Bước chân của bà lội hết đám lúa này đến đám lúa khác, trải dài khắp cả cánh đồng chiều, chiếc thúng tre đầy ắp lúa cũng là lúc nội đội lên đầu mang về nhà. Tôi đã thấy không ít lần mồ hôi nhễ nhại trên vạt áo bà ba cũ sờn, mồ hôi rơi trên vầng trán chảy xuống gò má đầy rãnh, bao nhiêu đó đủ để tôi thấu hiểu sự hi sinh và bao dung của nội.

Lúa mót được nội vò bằng chân cho tơi hạt, mang phơi khô rồi dần sàng, xay xát thành những hạt gạo thơm ngọt và bùi cất vào chum dành cho những ngày đông lạnh giá. Cái sự lo xa của nội chẳng bao giờ thừa, mùa mưa ba tôi không đi làm thợ hồ, má quần quật mãi với mảnh vườn sau nhà nhưng rau nào cũng ngập úng không mang lại thu nhập. Thế là chum gạo nội dành dụm sau vụ mót lúa cứu đói cả nhà tôi.

Tôi nhớ mãi hình ảnh bà lui cui bên bếp lửa nấu nồi cháo gạo thật nhừ, sau đó rang thêm ít muối mè, hoặc có hôm làm mắm dưa cà chua ngọt ăn kèm.Trời mưa liêu riêu, cả nhà mấy miệng ăn quây quần bên nồi cháo ấm nóng của nội, tiếng nói cười con trẻ va vào nhau, nội cười móm mém, đưa ánh nhìn xót xa dưới mâm cháo của cái nghèo.

Tuổi thơ anh em chúng tôi theo chân nội mót lúa trên cánh đồng, trải dài hết ngày này sang tháng khác, hết vụ lúa này sang vụ lúa khác cho đến khi nào bước chân nội mỏi mệt, không còn sức đi nữa, mới thôi.

Giờ đây, nội đã ngơi chân bên vạt cỏ giữa cánh đồng mênh mông năm nào, tôi lớn khôn và trưởng thành. Thời gian trôi xa thật xa như thể không đếm nổi tuổi xuân của chính mình, vậy mà mỗi khi lần giở lại kí ức xưa, tôi lại bùi ngùi thương nhớ nội, thương nhớ mùi lúa chét, thèm được ăn bát cháo ngọt bùi của nội đến vô cùng.

Ngày nay, trên khắp các cánh đồng quê hương trù phú, mùa vụ nối tiếp nhau với những máy cày, máy tuốt lúa hiện đại. Nhưng thi thoảng, tôi vẫn bắt gặp bóng dáng vài cụ già mang bao đi mót lúa sau vụ mùa. Ngay khoảnh khắc ấy, tôi thầm nghĩ thật may mắn cho những đứa trẻ nào ăn bát cháo ngọt lành từ đôi tay cần mẫn, thấm đẫm yêu thương. Mùi gạo trắng thơm, mùi mè rang trên trả đất năm nào lại dậy nơi sóng mũi cay cay!

Theo Như Trang (QNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…