Rau tập tàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chỉ cần mưa xuống là các hạt rau của mùa trước nhất loạt nảy mầm. Để giờ đây, khu vườn của ngoại rau đã lún phún xanh mà chẳng cần làm đất, gieo hạt.

Này là dền cơm bé bé đã thấp thoáng vài nụ hoa, rau sâm lá dày xanh mướt, cây ớt hiểm một góc lá xanh um và đầy những hoa, quả, rồi rau lang, bầu bí đua nhau vươn đọt mập mạp non tơ, bên hàng rào đã thấy cơ man nào là tua mồng tơi xoắn vào các mắt lưới tươi vui trong nắng sớm. Hàng rau ngót trước khi vào mùa mưa đã được ngoại cắt sát gốc nay cũng bật mầm xanh tốt. Đám ngải cứu cũng xanh tươi như vừa được chăm bẵm; rồi thì lá lốt, sả, ngò gai cũng cứ thế tỉnh giấc. Đám môn bạc hà xòe những chiếc ô nhỏ ở bên rãnh nước, đám rau má cũng theo mưa mà mọc dài ra các khoảng trống, rau càng cua thì chỉ thích nép bên các mép tường, rau mã đề thì mọc cách quãng như nhảy cóc, cà chua bi thì cứ năm trước đã mọc chỗ nào, năm sau chắc chắn lại ở nguyên chỗ đó... Vườn rau của ngoại mùa mưa chả bao giờ phải chăm bẵm, cứ thế tự hồi sinh, vươn mình sum suê cùng cỏ dại.

 Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang


Vào mùa mưa, chỉ cần trữ ít tép khô, cá khô, hũ mắm ruốc, chị Hai tôi sẽ tự sắp bữa một cách nhịp nhàng. Hôm nay thì canh tập tàng nấu tép, hôm sau là rau lang luộc, canh rau ngót, bữa tới nữa là rau bí xào, canh chua nấu tép với vài cái dọc mùng, lá vông vang... xoay đi xoay lại với vài thứ rau quanh vườn mà chị vẫn thay đổi món liên tục giúp cho đám em khỏi ngán. Chị Hai vẫn là người khéo nhất trong mấy chị em, ra vườn hái rau thế nào cho ngon, để cây dễ nảy chồi lên lá đều phải có cách riêng bởi chỉ có chị mới chịu đi theo và lắng nghe lời ngoại dạy. Rau ngót chị bấm sát gốc cho dễ đâm chồi, chứ không như đám em lười cứ tới cây là đưa tay ra tuốt thẳng, rồi để mặc đám rau chỉ còn trơ cành mà bước đi hái tiếp rau khác.

Nồi canh rau tập tàng của chị Hai cũng nhiều thứ lá, ăn vừa thơm vừa ấm chứ không lõng bõng nước như của đám em. Chỉ cần nhón tay vốc rổ rau của chị là thấy đủ thứ lá, từ rau sâm, lá ớt, lá lốt, rau lang, rau dền, rau má, rau ngót..., nhưng mỗi lá ít hay nhiều phải tùy vào định lượng người hái. Chỉ cần dư một ít lá lốt thôi là nồi canh dư vị oi nồng, quá vài chồi ngải cứu thì đắng, nhiều lá rau sâm, mồng tơi thì bị nhớt hoặc nhiều rau má, rau ngót thì canh lại dai. Chỉ có nồi canh của chị là đủ vị, rau vừa mềm, vừa xanh, vừa thơm đúng điệu chỉ cần cho thêm ít tép khô vào là ngọt nước. Nồi mới bưng xuống là mấy đứa em nào cứ chìa chén ra xin thêm mà húp lấy húp để.

Dường như chỉ có chị Hai tôi mới giúp căn bếp ấm lên mùi thơm của canh rau tập tàng và vườn rau lại tươi xanh thêm vì có người chăm, hái đúng dịp. Thế nên khi chị đi lấy chồng, dư vị canh tập tàng cũng đi theo. Để mỗi mùa mưa, tôi lại bắt đầu nhung nhớ về góc vườn với đủ thứ rau thuở bé.

 

KIM SƠN
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…