Chọn cách sống khác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Biến cố lớn nhất suốt thời gian qua có lẽ là cơn ác mộng mang tên Covid-19 càn quét qua các vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài cơn lốc ấy. Dịch bệnh làm đình trệ sản xuất, quá tải y tế, người lao động thất nghiệp… Hậu quả của đại dịch chắc sẽ còn được nhắc đến trong nhiều năm nữa. Chúng ta không còn cách nào khác ngoài sống cùng với nó và tìm cách thích nghi khi nó đi qua.
Trang-bạn tôi-làm việc cho một công ty đa quốc gia. Trang khiến chúng tôi ghen tỵ vì mức lương, về những điểm đến long lanh trên những bức ảnh khoe trên mạng xã hội. Vậy rồi bỗng dưng Trang bán hết tất cả túi xách, quần áo hàng hiệu, xe ô tô rồi mua xe đạp đi làm, chọn phong cách tối giản, khoe tin nhắn ủng hộ tiền cho công tác phòng-chống dịch Covid-19. Trang nói, thường thì người ta thiếu cái gì sẽ cần cái đó. Giống như Trang lúc trước, thấy người ta có hàng hiệu cũng mua cho có, bây giờ nhìn lại thấy mình phung phí. Cách sống ấy chỉ thỏa mãn nhu cầu cá nhân chứ không nghĩ gì đến cộng đồng. Bao người vẫn còn khó khăn, đất nước vẫn đang kêu gọi mọi người quyên góp ủng hộ mua vắc xin. Mấy việc đó trước kia, Trang đâu có để ý… “Mỗi người một cách sống, bây giờ, Trang chọn vậy. Biết đâu mình sai, nhưng mình cũng đã khác trước, đó là mình phiên bản khác”-Trang nói qua điện thoại.
Trong khi mọi người đang tìm cách tăng thu nhập sau ảnh hưởng đại dịch thì Ngọc lại sale hết đồ trong shop để nghỉ bán. Dịch một phần ảnh hưởng đến doanh thu của shop, phần nữa là Ngọc muốn nghỉ ngơi. Ngọc muốn theo đuổi môn thể thao yêu thích để rèn luyện sức khỏe, được thư giãn với những cuốn sách hay bên tách trà thơm, muốn học thêm nhạc cụ mới và một vài kỹ năng để “nâng cấp bản thân”. Tôi chơi với Ngọc đã hơn 10 năm và hiểu bạn là một người sâu sắc. Ngọc không quá giàu có nhưng biết đủ, biết dừng lại để tận hưởng những thứ tươi đẹp của ngày khi thời gian Thượng đế ban cho mỗi người ngày càng thu ngắn lại.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Khi phải giãn cách vì dịch bệnh, tôi đã đi mua một cây đàn piano để lấy động lực học. Tôi thích học đàn từ lâu nhưng không có đủ thời gian và đắn đo về tài chính. Cho đến khi ông xã tôi nói: “Bốn mươi tuổi rồi còn không làm được việc mình thích thì đợi đến bao giờ”. Nghe thế, tôi mạnh dạn đăng ký học đàn. Bập bõm đọc nốt, học nhạc lý, bây giờ, tôi có thể tự tin ngồi ngay ngắn vào đàn. Và tôi cũng nói với bạn bè: “Nếu thích thì hãy chọn sống khác đi, sẽ thấy cuộc đời thú vị hơn nhiều”.
Chúng ta thường ngại thay đổi nhưng thế giới ngoài kia lại biến đổi không ngừng. Biết bao biến cố sẽ còn xảy ra trong tương lai mà ta không thể đoán trước được. Vậy nên, sống khác đi cũng là một kỹ năng để thích nghi trước những biến đổi của cuộc sống muôn màu.
TẠ NGỌC ĐIỆP

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.