Chợ huyện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phiên chợ huyện đông đúc gần trọn ngày, từ sớm tinh mơ đến quá trưa. Hàng hóa bán mua đủ cả, cho nhu cầu chăn nuôi, sản xuất đến phục vụ nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống. Người và hàng hóa tràn cả ra phần đường quanh khu chợ. Đó là đặc điểm nhận diện chợ phiên với những ai lần đầu đến chợ hay lâu ngày về quê đi chơi chợ. 
"Chợ huyện một tháng sáu phiên
Gặp cô hàng xén kết duyên Châu-Trần” (Ca dao).
Ở miền Trung, chẳng cứ gì chợ huyện 5 ngày nhóm họp một phiên, chợ xã cũng vậy. Hàng xén thì chợ nào cũng có, bán hàng xén đâu chỉ có “cô hàng”, rất nhiều “bà hàng” nữa. “Bà hàng” thuở còn là “cô hàng” đã kết duyên với chàng trai không hẳn gặp nhau ở chợ. Câu ca chỉ là câu ca, hàm nghĩa “Trai khôn tìm vợ chợ đông”, vậy thôi.
Định danh “chợ huyện” đã nói lên quy mô của chợ: mỗi huyện chỉ có một, nằm ở vị trí trung tâm đơn vị hành chính cấp huyện, to rộng nhất, bán mua nhiều mặt hàng nhất, chợ phiên có đông người nhất. Tên của chợ huyện thường gắn với địa danh nơi lập chợ.
Chợ huyện hình thành “tự giác”, được chính quyền phê duyệt dự án, chọn địa điểm, đầu tư kinh phí xây dựng, đặt tên gọi; là nơi hội tụ yếu tố giao thương thuận lợi, ít khi bị ngập úng vào mùa mưa (ở các huyện đồng bằng, duyên hải). Khu vực xung quanh chợ cứ thế mà dân cư tập trung sinh sống, mua bán hình thành nên phố chợ.
Quan sát mặt hàng, lượng người mua bán ở phiên chợ huyện có thể nhận diện tiềm lực kinh tế ngành nghề địa phương: nông-lâm-sản vật nuôi trồng, đánh bắt, khai thác; hàng tiểu thủ công nghiệp; hàng thủ công mỹ nghệ…
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Tự ngày xưa, cái thời với quan niệm chợ búa là việc dành riêng cho phụ nữ thì đi chợ huyện đã có cả nam giới, đủ mọi lứa tuổi để bán, để mua những mặt hàng chỉ cánh đàn ông làm ra, phần nhiều sử dụng lấy như hàng nông cụ cày, bừa, cuốc, xẻng, dẹp, đó, nơm, nhủi, ống trúm… Tuy vậy, đồ gia dụng sàng, thúng mủng, nong nia… tuy được đàn ông làm ra, nhưng người dùng chính yếu là phụ nữ nên phụ nữ bán mua là chính.
Phiên chợ huyện còn có người đi chơi chợ, để ngắm nhìn, thưởng thức đồ ăn thức uống chỉ bày bán ở phiên chợ huyện hay nhân buổi chợ phiên ra phố huyện chơi, ghé vào chợ. Chợ huyện còn là trung tâm văn hóa của huyện.
Cùng với phiên chợ huyện vùng đồng bằng, còn có chợ “vệ tinh”, bán độc mặt hàng “cồng kềnh” không biết đặt ở gian hàng nào cho phù hợp như: chợ trâu bò, chợ cây củi. Để bán mặt hàng tiểu thủ công nghiệp xếp hạng “cao quý” bởi dáng vẻ thanh cao, chức năng sử dụng tôn quý như chiếc nón lá đội đầu, mới sinh ra chợ nón lá, nhóm vào cuối đêm, vừa tảng sáng đã tan chợ. Chợ “vệ tinh” hình thành “tự phát” nên chợ cũng “tự biến” theo nhu cầu của cư dân địa phương và vận động xã hội.
Phiên chợ huyện đông đúc gần trọn ngày, từ sớm tinh mơ đến quá trưa. Hàng hóa bán mua đủ cả, cho nhu cầu chăn nuôi, sản xuất đến phục vụ nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống. Người và hàng hóa tràn cả ra phần đường quanh khu chợ. Đó là đặc điểm nhận diện chợ phiên với những ai lần đầu đến chợ hay lâu ngày về quê đi chơi chợ.
Chợ ở Gia Lai lại không có phiên, nhóm họp mọi ngày trong năm nên hàng hóa và mật độ người ra vào chợ ít biến động, ngoại trừ chợ Tết. 
Riêng chợ Chư Sê, từ tháng 4 đến tháng 6, khi mùa mưa bắt đầu có chợ “vệ tinh” chuyên mặt hàng dây hồ tiêu giống, nhóm họp vào buổi sớm trong ngày. Dây hồ tiêu được buộc lại thành bó, xếp dãy dài, đặt cẩn thận trên tấm ni lông ở khu đất trống thuộc khuôn viên chợ.
Nhà vườn muốn trồng dặm vào hố hồ tiêu vườn nhà bị chết, cứ thế tìm đến chọn mua (trồng mới, nhà vườn chỉ dùng đến dây hồ tiêu ươm sẵn trong bầu đất). Chợ dây hồ tiêu giống phục vụ khách hàng không chỉ trong tỉnh, vì thương hiệu “Hồ tiêu Chư Sê” được cả nước biết đến.
NGUYỄN ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…