Tết của bố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nghe tiếng bố nói trong điện thoại: "Bảo nó về đi thôi. Tết rồi". Lòng tôi chộn rộn. Bố trầm tính, chẳng mấy khi hỏi han nhưng lúc nào cũng lo thằng con trai trên thành phố đói ăn thiếu mặc hay trông đứng, trông ngồi, đếm giờ tính phút mỗi khi tôi chạy xe máy hơn trăm cây số về quê.

Những ngày đầu tháng chạp, khi Tết mới chỉ thấp thoáng trong câu chuyện vu vơ của mấy bà mấy cô đi chợ phiên qua ngõ, bố vác cuốc đào cả chục gốc tre cằn cỗi về phơi khô làm củi. Bố bảo bánh chưng phải nấu bằng củi gộc mới rền ngon. Ngọn lửa khiêu vũ trên gộc củi, reo lên tí tách như bản hòa ca của mùa xuân. Mùi khói hăng hăng quện với hương bánh chưng thơm ngào ngạt thúc giục những bước chân xa quê trở về.

Bố tôi gói bánh chưng đẹp lắm, cái nào cái nấy đều tăm tắp, vuông hình sắc cạnh mà chẳng cần dùng khuôn gỗ. Đôi bàn tay bố chai sần, thô ráp mà lướt như đánh đàn trên phiến lá dong xanh mướt, sợi lạt mềm. Cứ 29, 30 Tết là họ hàng, làng xóm lại í ới gọi bố nhờ gói bánh chưng. Tôi dành cả tuổi thanh xuân mà chẳng học được tuyệt kỹ ấy.

 



Gần Tết, khoảnh sân nhỏ nhà tôi ăm ắp sắc hoa. Ai đến chơi cũng xuýt xoa khen bố khéo tay chăm sóc. Đạp xe hàng chục cây số lên tận chợ huyện, vừa về đến ngõ, bố đã khấp khởi khoe chọn được một cành đào ưng ý. Thế rồi bố thao thao bất tuyệt giảng giải cho tôi về dăm, lộc, nụ, hoa, cành, tán… Nhìn bố nâng niu từng chiếc lá, nhành hoa, tỉ mỉ treo đèn nháy, dây kim tuyến, tôi cứ thắc mắc mãi: Người đàn ông khô khan ấy sao lại yêu hoa đến thế?

Năm nào cũng thế, bên mâm cơm chiều 30 Tết, bố rít một hơi thuốc lào, nhả khói bảng lảng, nhấp chén rượu, khà cái rồi bắt đầu kể chuyện ngày xưa. Những câu chuyện phủ rêu phong ấy sưởi ấm tôi từ khi còn là đứa trẻ lên 5, lên 6, đến tận lúc ngấp nghé tuổi 30. Bố kể chuyện bà nội cắt tóc, bán lấy tiền mua cân thịt cho đàn con ăn Tết, chuyện cái bánh chưng chia 15 phần trong bữa cơm tất niên, chuyện 6 anh em trai thay phiên nhau mặc một chiếc áo mới trong 3 ngày tết.

Cả chục năm nay, tết của bố không trọn vẹn. Chị gái tôi lấy chồng xa, ngần ấy năm chưa một lần ăn Tết quê nhà. Mỗi lần nghe dự định về quê đón Tết của con gái, bố lại sốt sắng dọn dẹp căn buồng "để vợ chồng nó có chỗ ngủ", rồi dặn mẹ mua thêm mấy con gà, gói nhiều bánh chưng. Nghe bố gọi điện thoại báo chị gái lại không về được, tôi tự dặn lòng dù có mệt mỏi, bận bịu, bao nỗi lo toan đến mấy cũng phải cố dắt díu về để tết mẹ, tết cha.

Tết của bố bình dị lắm, chỉ có các con trở về.

 

Đào Mạnh Long, ảnh: Lê Trọng Khang
(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.