Duyên đến vì trà...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mỗi khoảng không gian và thời gian đều cho ta những trải nghiệm quý giá ở đời. Dấu chân của ta nơi quán vắng đọng lại trong tiềm thức mạch nước ngầm chưa bao giờ vơi cạn, ngày ngày lắng đọng trong tâm hồn. Tôi đã đến và cảm nhận thành phố nơi tôi đang sống những thanh âm trong trẻo và ngọt ngào như vậy.

Đắm chìm cùng buổi hò hẹn cuối ngày, ánh hoàng hôn giăng mắc trên những tàng cây ngọt lành, điểm xuyết từng chiếc lá vàng rơi lao xao hè phố. Len lỏi qua dòng người đang vội vã chạy đua theo giây phút cuối ngày, tôi hẹn Quỳnh ở “Trà duyên quá khách”, một quán trà hiếm hoi của Đà thành, tọa lạc trên đường Hoàng Diệu. Bao mệt mỏi bon chen sau một ngày làm việc tan biến tự lúc nào, thân xác bỗng nhiên thư thái lạ kỳ khi bàn tay nâng nhẹ chén trà đặt lên môi. Người trẻ uống trà cảm nhận duyên lành sắp đến, chỉ cần một chút sóng gợn trên mặt nước cũng đủ làm tâm hồn nghiêng ngả theo bước đường tha nhân.

 

 Tâm giao...
Tâm giao...



Không cần thao thiết gọi mời ngoài đường ngoài sá, mặc kệ bao giông tố vây quanh đời sống với những hơn thua được mất, tách trà neo đậu cõi lòng khoảnh khắc của an nhiên và hạnh phúc. Trên đời mấy ai tìm được tri âm, như trà ngon phải tìm được người thưởng thức, thêm tách trà là thêm bằng hữu tâm giao: “Ngoài hiên mây trắng bay về đâu/ Bên cửa nàng thơ đợi khách xa/ Ai biết lòng này đang luống đợi/ Một ngày có cớ để pha trà (Đợi tri âm, Bạch Vân Nhi). Chỉ biết dừng lại đong đếm cho mình khoảnh khắc thong dong tự tại hiếm có, nhấm ngụm trà cảm nhận cuộc đời huyền diệu còn dành cho ta ngăn kéo bí mật chưa kịp lật mở, bí mật ấy đang khuất lấp giữa những nét đẹp đời thường mộc mạc dung dị, hằng ngày ta vẫn chạm vào, nhìn thấy mà không hề hay biết.

Cuộc gặp cơ hồ như cơn gió thoảng qua, chưa biết vẫy gọi điều gì, cảm xúc vẫn còn hay đã mất, tựa như làn sóng trong tách trà, cẩn thận gìn giữ mắt môi. Bóng chiều đã đổ tự lúc nào, tôi, Quỳnh, chị Mười và anh Triều miệt mài phối cảnh dung nhan cho tác phẩm, khi cái nghiệp đã đeo bám giữa cõi đời phù phiếm, nắm chặt cũng là vứt bỏ. Thật đặc biệt và thú vị khi được hòa quyện xúc cảm và trí lực cho một địa chỉ đặc biệt, có lẽ chưa thật nhiều người biết đến, cũng như nguồn khách không thật sự phong phú nhưng việc duy trì “Trà duyên quá khách” cũng là duy trì cảm hứng sống và ngọn lửa yêu thương âm ỉ cháy qua bao giai đoạn cuộc đời. Tôi luôn tâm niệm cuộc sống luôn nhiều màu, chỉ cần mình sống thật lòng và nhiệt tâm thì tất thảy quả ngọt hoa thơm tự nhiên sẽ nảy nở giữa dòng đời vô ngã.

Trà dần cạn, đèn dần sáng, chuyện dần nhạt. Màn đêm thăm thẳm ngoài kia phủ lên một màu lung linh huyền ảo của những ngọn đèn đường. Thưởng trà là cảm nhận dòng chảy vô tận của sự sống, dành cho người và dành cho ta. “Duyên đến vì trà, cuộc đời của con người nằm trong chén trà ấy” (Trà duyên, Phạm Thị Thúy Quỳnh), chưa kịp chạm vào tách trà, người vội nói lời giã biệt, người đi rồi biết đến khi nào gặp lại, chỉ còn khung cửa lặng lẽ ngân lên nốt nhạc thời gian...

Tản văn: PHAN NAM
(Dẫn nguồn cadn)

Có thể bạn quan tâm

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).