Đường ruột khỏe giúp ngăn ngừa ung thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications cho thấy chế độ ăn uống của chúng ta ảnh hưởng đến vi khuẩn trong ruột.

Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI), ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ tư, sau ung thư vú, phổi và tuyến tiền liệt. Năm 2017, NCI ước tính 135.430 ca ung thư mới với hơn 50.000 người chết vì bệnh ung thư đại trực tràng.

 

Mối liên hệ giữa vi khuẩn ruột và nguy cơ ung thư đại trực tràng đã nhận được nhiều sự quan tâm hơn trong những năm gần đây.

Đầu năm ngoái, một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống khác nhau làm thay đổi vi khuẩn trong ruột, do đó ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng.

Và nghiên cứu mới này đi sâu hơn trong việc tìm kiếm mối liên hệ giữa vi khuẩn ruột và nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng và các bệnh nhiễm trùng khác.

Nghiên cứu mới do tiến sĩ Patrick Varga-Weisz (Viện Babraham ở Cambridge, Anh) cho thấy vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến gien và ảnh hưởng đến nguy cơ bệnh tật.

Tiến sĩ Varga-Weisz và nhóm nghiên cứu đã thực hiện các thí nghiệm với chuột và tế bào nuôi cấy từ người, tập trung vào vai trò của các phân tử được gọi là các a xít béo chuỗi ngắn (SCFAs) trong phòng bệnh.

SCFAs được sản xuất bởi vi khuẩn đường ruột trong quá trình tiêu hóa trái cây và rau. Chúng có thể di chuyển từ vi khuẩn ruột vào các tế bào lót ruột, ảnh hưởng đến các gen và hoạt động của tế bào.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng kháng sinh để làm giảm vi khuẩn trong ruột chuột, và họ phân tích mẫu phân của chúng cũng như các tế bào từ biểu mô ruột - lớp lót bên trong ruột non của chúng.

Tiến sĩ Varga-Weisz và nhóm của ông đã thêm SCFAs vào các tế bào ung thư ruột kết ở người và phát hiện ra rằng chúng tăng crotonylation, có khả năng biến đổi protein tắt hay mở gen.

Crotonylation được sản xuất bằng cách ức chế protein HDAC2. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng một lượng lớn protein HDAC2 có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Ngoài ra, những con chuột bị nhiễm vi khuẩn có lượng lớn protein HDAC2. Trái cây và rau là chìa khóa để sản xuất SCFAs, và SCFAs giúp điều chỉnh crotonylation.

Vì vậy, các nhà nghiên cứu, gợi ý rằng điều chỉnh crotonylation ở bộ gen các tế bào ruột có thể ngăn ngừa ung thư, và chế độ ăn uống lành mạnh với trái cây và rau quả là chìa khóa cho việc phòng ngừa bệnh này.

Ngọc Lam/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

(GLO)- Chương trình khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường do Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai tổ chức sáng 13-5 tại Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku) được thầy và trò nhà trường đánh giá cao. 330 học sinh khối 10 được khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí.
Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Theo các chuyên gia, bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra với cường độ cao, nó có thể gây ra một số vấn đề về nhịp tim, chức năng nhận thức, tăng huyết áp...
Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

(GLO)- Theo SGGPO, toàn thế giới ước tính hiện có khoảng 19,9 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, thống kê có khoảng 180.000 ca mắc mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. 3 loại ung thư hàng đầu theo số ca tử vong gồm ung thư gan, phổi, dạ dày.