"Mùa kỷ yếu"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đã gần cuối hè nhưng học sinh lớp 12 vẫn miệt mài ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi cuối cấp. Dù vậy, các em cũng dành ít thời gian chụp ảnh kỷ yếu để lưu lại những khoảnh khắc tươi đẹp của thời học sinh.
Mùa kỷ yếu năm nay đến muộn do ảnh hưởng dịch Covid-19. Nhưng không vì thế mà không khí làm kỷ yếu kém hơn mọi năm. Phải nói rằng, các em có kế hoạch rất chu đáo: thời gian, địa điểm, trang phục và cả việc “diễn” như thế nào.
“Kỷ yếu là tập tài liệu ghi chép những điều cốt yếu”, như vậy, một bộ ảnh kỷ yếu của học sinh là phải làm sao toát lên nét đẹp đặc trưng nhất của một thời cắp sách đến trường. Những bức ảnh lưu giữ kỷ niệm một thời áo trắng rất đáng trân trọng. Mai kia trong cuộc đời xuôi ngược, có lúc ta nhìn lại, tình bạn bè, tình thầy trò, tình yêu mái trường sẽ sống dậy trong ký ức. Đó cũng là một nguồn tiếp sức để ta hướng đến tương lai.
Ảnh minh họa: INTERNET
Ảnh minh họa: INTERNET
Tôi đồng tình với việc làm kỷ yếu của học sinh cuối cấp. Nhưng điều làm tôi băn khoăn, trăn trở là có những lớp đầu tư quá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc cho những bộ kỷ yếu có vẻ xa rời ý nghĩa của kỷ yếu. Có lớp không ngại bỏ tiền để thuê trang phục rất cầu kỳ, hóa trang lạ hoắc theo các thần tượng trong giới showbiz. Thậm chí còn “diễn” theo một kịch bản để tạo phong cách như trong “Làng Vũ Đại ngày ấy”, trong “Harry Potter”... cho độc, lạ, hút like!
Thiển nghĩ, như thế sẽ làm mất đi nét hồn nhiên thơ ngây của tuổi học trò. Hóa trang nhiều quá sẽ khó nhận ra gương mặt, nụ cười, màu áo của một thời đáng nhớ. Phải là màu áo quen thuộc, gần gũi hàng ngày cắp sách đến trường. Thời chưa phổ biến đồng phục, khi nhắc đến một bạn nào là nhớ ngay bạn đó thường mặc chiếc áo màu gì, ra sao.
Cả với việc chọn “phông”, chọn cảnh nếu đi quá xa cũng sẽ đánh mất không gian kỷ niệm. Nơi lưu giữ kỷ niệm tuổi học trò không phải ở những cảnh đẹp nổi tiếng mà ở ngay chỗ ngồi thân quen trong lớp học, cái bàn kẻ phấn chia đôi, góc sân trường, một cây bàng, một cành hoa phượng... Chưa nói đến việc đi xa thì tốn kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến thời gian và sức khỏe trong giai đoạn cần tập trung cho việc ôn thi.
Thời học sinh rồi sẽ trôi qua bởi ta không thể cầm giữ được thời gian. Nhưng chúng ta có cách lưu giữ kỷ niệm của chính mình. Đừng để những bộ ảnh kỷ yếu công phu, “hoành tráng” lại không mang ý nghĩa sâu sắc. Đừng để một nút “like đậm” hôm nay lại mau nhạt nhòa trong ký ức ngày sau!
PHAN VĂN THIÊN

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...