Về nhà sau cơn bão

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vắng nhà mấy hôm, bỗng nghe tin thị xã thiệt hại nặng sau cơn bão đêm trước. Cả nhà vội vã trở về, suốt hành trình mấy chục cây số, cây cối hai bên đường đổ ngổn ngang còn chưa kịp dọn dẹp.
Đi theo vệt bão, lòng tôi hoang mang khi nghĩ đến căn nhà của mình nằm trơ trọi phía cánh đồng. Ấy vậy mà từ trước đến giờ, tôi thường nghĩ chẳng có nơi nào an toàn bằng nơi mình đang sống. Không giáp biển để phải lo bão lũ, cũng chẳng gần núi để phải sợ sạt lở bất thình lình.
 
Sông Hồng cách khá xa, nước lũ có về cũng không phải thấp thỏm lo đê vỡ. Mỗi lần nghe tin báo bão, tôi đều nghĩ nó ở nơi nào đó quá xa mình. Có ai ngờ một ngày mở cửa vào nhà, thấy bão vẫn còn nguyên đó. Trên mái, mấy tấm tôn bị tốc bung. Trên những chậu cây đổ vỡ ngổn ngang ngoài sân thượng. Trên vườn rau sau nhà, đậu chưa kịp leo giàn đã nằm rạp dưới đất, cây đu đủ gãy gập ngang thân. Những cánh hoa tàn và xốp từ mái tôn bay tứ tung trong nhà. Nhìn mấy tầng nhà ngập rác khiến tôi thấy chán nản vô cùng. Tôi thuộc tuýp đàn bà dễ bị ức chế cảm xúc khi nhà cửa bộn bề. Nên trước khi đi đâu đó xa nhà, tôi vẫn giữ thói quen dọn dẹp thật sạch để lúc về mở cửa ra là thấy nhà bình yên tràn ngập trong lòng. Bởi vốn dĩ nhà là để trở về, ngả lưng xuống giường ấm, đệm êm thơm tho, sạch sẽ.
Cúi xuống lau dọn từng góc bếp, xó nhà, tôi bỗng nhớ mình từng thờ ơ trước tin bão. Từng không hình dung hết nỗi mất mát khi thấy ai đó đang bới trong đống bùn lầy từng cái nồi, cái ấm, từng cuốn vở cuốn sách, từng đôi dép của con. Trong số những người đàn bà ngồi khóc qua ống kính phóng viên, tôi nghĩ chắc hẳn không chỉ vì bão lũ đã cuốn phăng đi mái ấm, bữa cơm sum họp, mà còn vì bão đã cuốn đâu mất cái đầm mới mua chưa kịp mặc, lũ vùi đâu đó cây son còn chưa có dịp được dùng. Đâu cần phải mất mát lớn lao, đàn bà thường đau khổ trong những điều tưởng chừng nhỏ nhặt.
Chồng tôi nhìn trước nhìn sau để tính toán thiệt hại. Tôi bước qua những mảnh vỡ từ chậu cây trên sân thượng, ngơ ngẩn tiếc những giỏ phong lan bị vỡ tung. Vài bông hoa nằm bẹp dưới đất, cánh còn cánh rụng. Tôi lặng người đi bên chậu quỳnh yêu thích được trồng đã ba năm. Lần đầu tiên quỳnh ra nụ, ngày nào tôi cũng lên thăm để rình xem đêm nào hoa sẽ nở, bởi đây là loài hoa chỉ nở về đêm, một lần rồi tàn lụi. Giờ trước mắt tôi là những bông quỳnh héo rũ. Vậy là nó đã nở trong đêm bão hôm qua. Những cánh quỳnh trắng muốt đã không kịp đợi tôi về.
Tôi tiếc một đêm ngắm quỳnh, nhưng không nhiều bằng tiếc những tháng ngày mình đã sống quá ư phiền muộn. Một cơn bão đi qua giúp tôi ngộ ra vài điều mình chưa từng nghĩ đến. Rằng cuộc sống đầy bất ổn và chẳng nơi đâu là an toàn tuyệt đối, nên chúng ta phải học cách đón nhận những xáo trộn, mỉm cười đi qua đống đổ nát bày ra đâu đó trong cuộc đời này. Kiêu hãnh được như hoa, chẳng cần một ai ngắm nhìn, lặng lẽ nở ngay cả trong dông bão.
Theo VŨ THỊ HUYỀN TRANG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).