Mùa cuộn rơm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mùa đông cũng là mùa lúa chín vàng trên những cánh đồng khắp nơi nơi. Trong lòng mỗi người con của vùng đất thuần nông chắc hẳn ai cũng nhớ mùi rơm thơm quê nhà.
Tôi luôn mê mẩn với những mùa vàng của người nông dân “một nắng hai sương” trên ruộng đồng ven bờ sông Ba phù sa màu mỡ. Vụ lúa Thu Đông năm nay nắng nhiều nên thuận lợi cho việc gặt hái. Khi những cánh đồng vàng ruộm, những bông lúa uốn cong nặng trĩu phơi mình trong nắng đông dịu dàng cũng là lúc nhà nông hoạt động hết công suất. Trên những thửa ruộng khô, tôi rất ấn tượng với chiếc máy gặt nhỏ xinh, máy chạy đến đâu thì lúa ngả ra hàng loạt đến đó, xếp đặt gọn gàng, hàng nối hàng, luống cách luống một khoảng nhất định trông rất đẹp mắt. Người nông dân chỉ cần chờ cho lúa khô se, đến cuối ngày thì cho vào máy tuốt lúa. Những đống rơm cứ cao dần lên, lúa thì chảy vào đầy bao xếp cạnh nhau chờ người chuyển lên xe mang về nhà. Xong việc chuyển lúa cũng là lúc người ta trải lại phần rơm ngay trên chính ruộng của mình theo hàng lối chờ ngày cuộn rơm.
  Minh họa: Kim Hương
Minh họa: Kim Hương
Thời đại cơ giới hóa, việc lấy rơm cũng không còn tiến hành theo cách thủ công như trước là chất đống, mang về nhà, phơi rơm trên đường làng rồi đánh thành cây rơm. Bây giờ, rơm được cuộn lại bằng máy ngay tại cánh đồng, mang lại nhiều tiện lợi cho người nông dân. Chờ rơm khô, bà con gọi người lái máy đến để cuộn rơm thuê. Tôi rất ấn tượng với hoạt động của chiếc máy này. Chiếc máy nhỏ chạy đi chạy lại giữa các luống rơm cho đến khi cuộn đầy thì tự động nhả ra những bó rơm đều đặn. Những sợi rơm tưởng rối tung lại được cuộn tròn quấn chặt vào nhau. Máy đi đến đâu, luống rơm được cuộn sạch sẽ đến đó. Chỉ một lúc sau thửa ruộng đã xuất hiện hàng mấy chục cuộn rơm nằm lăn lóc như những chú cừu mang sắc lông vàng nhạt óng ánh, dịu dàng trong nắng chiều đông làm cho bức tranh quê thêm phần thi vị.
Krông Pa là nơi có đàn bò nhiều nhất tỉnh nên nguồn thức ăn cho bò được các hộ chăn nuôi rất quan tâm. Và rơm là một trong những nguồn thức ăn có sẵn được tận dụng. Sau khi thu hoạch rơm, người nông dân đem về cất kỹ trong lều để bò ăn dần vào những ngày mưa hoặc khi bận việc không thể chăn thả. Có hộ không dùng đến thì đem rơm về bán. Các xe tải ùn ùn về đậu đầy trên đường nhựa chờ mua rơm. Mỗi cuộn rơm khi được chuyển hoàn tất lên xe có giá hai lăm ngàn đồng. Rơm được xếp đặt gọn ghẽ, theo xe về đến nơi tiêu thụ. Cũng vì lẽ đó, trẻ em nông thôn ngày nay ít được chơi đùa cùng rơm phơi đường làng. Nhìn chiếc xe chất đầy rơm vàng lăn bánh, lòng tôi như nuối tiếc tuổi thơ thời xa ngái với những chiều lăn lộn cùng đống rơm quê. Cái mùi rơm thơm xưa ấy vẫn còn vương vấn mãi trong lòng tôi giữa một chiều đông nắng tắt.
 MAI HƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…