Nay Djruêng: Tái sinh cuộc đời để rạng ngời cách sống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hành trình sống và lan tỏa yêu thương của chàng trai J’rai - Nay Djruêng bị di chứng chất độc da cam như đóa hoa rạng rỡ nhất nở giữa thung sâu đại ngàn.

Nay Djruêng trong hoạt động của lễ hội tôn vinh 'Tuổi trẻ vì cộng đồng' năm 2020. Ảnh: TGCC
Nay Djruêng trong hoạt động của lễ hội tôn vinh 'Tuổi trẻ vì cộng đồng' năm 2020. Ảnh: TGCC
Tháng 1.2021, Nay Djruêng đã vinh dự nhận giải “Top truyền cảm hứng nhiều nhất” và đoạt thêm giải thưởng “Tuổi trẻ cống hiến vì cộng đồng” năm 2020.
Tái sinh ngoan cường
Chiến tranh đi qua gần 50 năm, nhưng nỗi đau nó để lại mãi tận bây giờ vẫn hiện hữu lên biết bao phận người. Do di chứng từ chất độc da cam mà Mỹ đã thả vào những năm 1972 ở Krông Pa (Gia Lai), Nay Djruêng cùng 1 người anh trai và 1 người chị gái khi sinh ra đời đã mang nhiều dị tật. Cha mẹ của họ đều là du kích của căn cứ Ea H’Drêh thời kháng chiến.
Từ xa xưa tới giờ, trong làng không có đứa trẻ nào sinh ra với thân hình dị dạng như gia đình Nay Djruêng. Nên khi được sinh ra, cả làng và nhất là bên ngoại bắt phải chôn đi. Nếu không làng sẽ gặp tai họa. Cho nên, anh trai của Nay Djruêng đã bị chôn sống lúc mới lọt lòng mẹ. Đến người chị thì chân tay đỡ hơn và được giữ lại. Riêng Nay Djruêng thì ai cũng hoảng sợ vì hình thể của em. Cả dòng họ bên ngoại bắt buộc phải chôn, nhưng rồi mọi quyết định đều phải chờ bác cả về quyết định. Rất may cho cậu bé, khi bác cả về đã nói: “Tao đâu có biết giết người đâu?”. Lời nói của bác cả như một phán quyết tái sinh cho Nay Djruêng.
Không có tay chân, gương mặt sạm đen với nhiều bớt lớn, hốc mắt sâu hoẳm, Nay Djruêng bắt đầu một hành trình sống ngoan cường như đám cây K’nia sừng sững vươn lên giữa đại ngàn.

Nay Djruêng nhận giải
Nay Djruêng nhận giải "Tuổi trẻ cống hiến vì cộng đồng" năm 2020. Ảnh: TGCC
Năm 8 tuổi, Nay Djruêng mới được đến trường. Quãng đường đi tìm cái chữ của cậu bé gian nan với nhiều lần máu rướm lên hai đầu gối, mủ mưng lên các vết thương. Cậu bé tập viết bằng cách kẹp bút vào hai cùi tay. Ban đầu đau buốt nhưng dần dần rồi cũng quen. Từ những lần bước đi xiêu vẹo, lắm lúc mệt lả vì phải trườn cả thân mình qua những con đường đồi dốc, Nay Djruêng luôn lấy niềm vui được học làm động lực để vượt qua đau đớn mà đến trường. Đến năm lớp 4, Nay Djruêng mới được Hội Chữ thập đỏ cấp cho chân giả.
Vượt qua ánh mắt kỳ thị, lời trêu chọc “quái dị”, “vật thể lạ”, anh chàng dùng sự hoạt náo và thân thiện để hòa nhập cùng bạn bè. Bằng nụ cười và niềm tin bất diệt, Nay Djruêng được bạn bè quý mến và là cái tên không thể thiếu của các cuộc hội họp bạn bè. Nay Djruêng từng giành giải nhì cuộc thi "Tiếng hát quần chúng" do huyện Krông Pa (Gia Lai) tổ chức.
Hành trình bền chí và ngoan cường ấy được đáp đền khi Nay Djruêng đem về cho cha mẹ giấy báo đậu vào hệ cao đẳng ngành Công nghệ thông tin của một trường học ngoài Đà Nẵng. Rời thung sâu đại ngàn, anh chàng một mình, tự tin bước ra xã hội.
Hành trình sống đẹp
Từ quê nhà buôn Ji A, xã Krông Năng, huyện Krông Pa (Gia Lai), Nay Djruêng một mình tìm đến phố xá thị thành để chắp cánh cho ước mơ của chính mình. Ngay từ những ngày đầu, anh xung phong đảm nhận vị trí lớp trưởng trước sự ngỡ ngàng của bạn học. Những năm tháng sinh viên anh chàng đã mạnh dạn xin theo những chuyến thiện nguyện cùng thầy cô bạn bè. Trong tâm thức của anh chàng bắt đầu dấy lên một suy nghĩ chia sẻ với những mảnh đời thiếu cơ may như mình.
Từ một người trước đây chỉ biết cảm giác nhận từ các nhà hảo tâm, chàng trai trẻ bắt đầu hiểu được cảm giác cho đi, cảm giác sống có ích hơn nữa vì cộng đồng. Đó như một nghĩa cử tri ân đến những tấm lòng thảo thơm đã giúp đỡ anh. Chính điều đó làm cho Nay Djruêng nhận ra sự hiện hữu trên cõi đời này của mình vốn dĩ cũng hữu ích, tươi đẹp và có ý nghĩa.

Nay Djruêng trao quà khai giảng tại trường Tiểu học Krông Năng (Gia Lai). Ảnh: TGCC
Nay Djruêng trao quà khai giảng tại trường Tiểu học Krông Năng (Gia Lai). Ảnh: TGCC
Tháng 8.2014, “Tiếp sức đến trường” - một quỹ hỗ trợ học sinh của Nay Djruêng ra đời với ước mong đem đến những phần quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hiếu học của đại ngàn quê mình. Từ đó đến nay, đều đặn 7 mùa tiếp sức qua đi, trường Tiểu học Krông Năng và trường THPT Đinh Tiên Hoàng ở Gia Lai vẫn nhận đầy đủ các phần quà tặng là tiền và sách, tập, bút viết từ quỹ hỗ trợ học sinh do Nay Djruêng vận động quyên góp.
Đầu năm 2021, mặc dù trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Nay Djruêng lại tiếp tục hành trình thiện nguyện bằng cách nâng tầm chương trình tiếp sức của mình thành “Đi qua mùa rẫy”. Một chặng đường miệt mài đem đến niềm vui cho trẻ bản làng yên tâm với cái chữ.
Không chỉ dừng lại ở chuyện chăm lo quỹ cho trẻ em nghèo vùng rừng núi, Nay Djruêng còn đồng hành và hỗ trợ rất nhiều bạn bè anh chị cùng là người khuyết tật như mình. Các gia đình người khuyết tật đưa con em mình từ J’rai xuống Thành phố khám bệnh, cũng được Nay Djruêng hỗ trợ phiên dịch tiếng địa phương và tiếng Việt, rồi tất tả điều phối kinh phí cho các em khuyết tật an tâm chữa bệnh.
Một năm trở lại đây, Nay Djruêng tham gia nhóm Ngọc trong tim của nghệ sĩ Thành Lễ (chuyên làm những chương trình cho các bạn khuyết tật gặp khó khăn), vừa thẩm định nhân vật, biên tập nội dung, chụp hình, quay phim vừa kết nối nhân vật với các nhà hảo tâm. Hiện anh đang sống tại TP.HCM và làm nhân viên thực tập cho một doanh nghiệp xã hội của Singapore. Với Nay Djruêng, đây là cơ hội cho bản thân học hỏi thêm nhiều kỹ năng, nhất là ngoại ngữ để vươn ra thế giới.
Mặc dù cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, anh vẫn luôn tâm niệm có thể mình thua thiệt hoặc xấu xí trong mắt mọi người nhưng hành trình sống của mình nhất định phải là một hành trình sống đẹp. Vì thế, Nay Djruêng đã sống một cuộc đời tái sinh đầy nghĩa tình.
Theo Tống Phước Bảo (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Trao niềm tin, gieo cơ hội

Trao niềm tin, gieo cơ hội

(GLO)- Tôi có một cô bạn từ thời đại học. Cô ấy là giáo viên tiếng Anh tại một trường THCS ở một tỉnh phía Bắc. Cách đây vài năm, bạn tôi mở một trung tâm dạy ngoại ngữ cũng khá lớn tại thành phố. Cô ấy có một cậu con trai đang học THCS.
Hành động nhân ái vì cộng đồng của các em nhỏ

Hành động nhân ái vì cộng đồng của các em nhỏ

(GLO)- Những ngày qua, trong khi cộng đồng đang tập trung công tác cứu trợ bà con các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi thì các em nhỏ ở Gia Lai cũng thể hiện hành động nhân ái của mình bằng cách dùng toàn bộ số tiền tiết kiệm từ khoản tiêu vặt, mua sắm… để quyên góp giúp đỡ.

Đại úy quân nhân chuyên nghiệp nuôi quân giỏi

Đại úy quân nhân chuyên nghiệp nuôi quân giỏi

(GLO)-

Năng nổ, nhiệt tình, chịu khó, cẩn trọng là những đức tính nổi bật của Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Thị Nga, nhân viên Phòng Hậu cần-Kỹ thuật Lữ đoàn 273 (Quân đoàn 3). Chính vì thế, chị được tuyên dương là một trong những điển hình tiến tiến trong phong trào thi đua quyết thắng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung Thu tới thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc Tết Trung Thu tới thiếu niên, nhi đồng

(GLO)- Nhân dịp Tết Trung Thu 2024, ngày 13-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Anh Nguyễn Ngọc Lương: Hỗ trợ người dân vùng bão, lũ, không được để nơi có, nơi không

Anh Nguyễn Ngọc Lương: Hỗ trợ người dân vùng bão, lũ, không được để nơi có, nơi không

Anh Nguyễn Ngọc Lương-Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam đề nghị các tỉnh, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc phải hết sức khẩn trương, quyết tâm cao, hành động ngay hỗ trợ kịp thời các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề do bão, lũ.
Vì sao giới trẻ ngại nói ở đời thực?

Vì sao giới trẻ ngại nói ở đời thực?

(GLO)- Trong thời đại số hiện nay, giới trẻ có xu hướng trao đổi qua tin nhắn, mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok… Bởi họ cảm thấy khó khăn và thiếu tự tin khi giao tiếp trực tiếp. Điều này, có phải là hồi chuông cảnh báo sự phát triển kỹ năng của giới trẻ và xây dựng mối quan hệ xã hội không?

Đề nghị truy tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho Đại úy Quân đội hy sinh khi chống bão số 3

Đề nghị truy tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho Đại úy Quân đội hy sinh khi chống bão số 3

Ngày 8/9, Ban Thanh niên Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) có tờ trình đề nghị Ban Bí thư Trung ương Đoàn truy tặng Huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho Đại úy Nguyễn Đình Khiêm - Đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Công binh 513, Quân khu 3.