"Những kẻ mộng mơ" – Cuốn sách cho bạn những bình yên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
“Những kẻ mộng mơ” thu hút người đọc từ những dòng đầu tiên, như một lời giãi bày của tác giả về cuốn sách.
“Những kẻ mộng mơ” của Elvis Nguyễn.
“Những kẻ mộng mơ” của Elvis Nguyễn.
Đã bao giờ bạn thấy mình thật vô dụng và chỉ là một kẻ bỏ đi vì cuộc sống quá đỗi nhàm chán và bất lực?
Đã bao giờ bạn chán ghét thực tại và mệt mỏi với mọi thứ chỉ vì quá cô đơn?
Đã bao giờ bạn muốn đi đâu đó thật xa, thoát khỏi những bận rộn thường ngày để tìm lại bản thân mình?
Đã bao giờ bạn thấy nuối tiếc vì bỏ quên những giấc mơ của ngày xưa?
Nếu câu trả lời là có thì chắc chắn “Những kẻ mộng mơ” của Elvis Nguyễn là cuốn sách dành cho bạn. Hãy để nó giúp bạn tìm lại chính mình, dẫn lỗi cho bạn tìm đến bình yên và hạnh phúc.
Cuốn sách dày 194 trang, không hẳn là tản văn, cũng không phải là tiểu thuyết mà giống như một tập nhật ký – nhật ký của người theo đuổi đam mê, kẻ theo đuổi danh vọng, ai đó theo đuổi tình yêu, hay bất cứ thứ gì khác. Lúc nào cũng là chạy theo, như quán tính. Luôn là trò cút bắt.
“Những kẻ mộng mơ” thu hút người đọc từ những dòng đầu tiên, như một lời giãi bày của tác giả về cuốn sách. Ngôn từ giản đơn, không chau truốt, màu mè nhưng có lẽ bởi vậy mà thấy, mọi điều rất thật. Cũng chính vì sự giản đơn ấy mà người ta có nhiều cảm xúc hơn dành cho những trải nghiệm đồng điệu với tác giả. Đọc sách, chiêm nghiệm với chính bản thân mình. Đọc sách, và hiểu hơn chính mình. Rồi bao dung, vị tha cho những điều đã qua. Những điều cũ kỹ.
 

“Những kẻ mộng mơ” khiến bất cứ ai đều nghĩ nhiều về tuổi trẻ của mình. Như ô cửa sổ màu xanh cũ kỹ với những mảng chắp vá, từ đó nhìn ra, lúc ảm đạm, lúc có sắc màu. Nhưng, chung quy lại, là cũ kỹ. Trẻ mà, ai mà chẳng mộng mơ, chẳng khát khao, chẳng tham vọng. Rồi những tham, sân, si - những vấp ngã cuộc đời khiến người ta biết nếm vị tổn thương, vị cuộc đời.

Tài sản của những người trẻ đều giống nhau. Chất chứa cô đơn. Có khi, nếu để điền vào trang giấy đó tuổi trẻ của mình, tôi sẽ để trắng. Chẳng bởi gì khác, ngoài, những tháng ngày trống rỗng, không biết mình là ai, mình ở đâu, mình có cuộc sống thế nào, và muốn cuộc sống ra sao. Có khi, trang giấy lại là những vệt loang lổ, từ nước mắt. Đổ vỡ, thất bại, bắt đầu lại.
Hà Phương/VOV

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

Thơ Hoàng Đăng Du: Mùa trôi

(GLO)- Dẫu biết rằng xuân qua hạ tới, thu tận đông tàn là quy luật của thiên nhiên nhưng sao chứng kiến những khoảnh khắc mùa nối mùa vẫn khiến tác giả Hoàng Đăng Du không khỏi cảm thấy chút nuối tiếc, hụt hẫng, bâng khuâng...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).