205 đồng bào các dân tộc tham gia Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2022

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ban tổ chức dự kiến có khoảng 205 người tham gia các chuỗi hoạt động, chương trình trong khuôn khổ Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2022, diễn ra từ ngày 16 đến 19/4 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Đội cồng chiêng Mường trình diễn đón khách tại Làng Văn hóa.
Đội cồng chiêng Mường trình diễn đón khách tại Làng Văn hóa.


Chuỗi hoạt động, sự kiện chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2022 gồm nhiều chương trình phong phú, hấp dẫn, có sự tham gia của 205 đồng bào các dân tộc gồm 7 cộng đồng dân tộc của 13 tỉnh, thành phố đại diện cho các dân tộc, vùng miền và 100 người của 13 dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam là già làng, trưởng bản, nghệ nhân, đồng bào các dân tộc: dân tộc Mường (Hòa Bình); dân tộc Thái (Sơn La); dân tộc Khơ Mú (Nghệ An); dân tộc H'Mông (Hà Giang); dân tộc Tày, Nùng (Thái Nguyên); dân tộc Dao (TP Hà Nội); dân tộc Tà Ôi, dân tộc Cơ Tu (Thừa Thiên Huế); dân tộc Ba Na (Gia Lai); dân tộc Xơ Đăng (Kon Tum); dân tộc Ê Đê (Đắk Lắk), dân tộc Khmer (Sóc Trăng).

Điểm nhấn của chuỗi hoạt động là Diễn đàn văn hóa với chủ đề "Phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc trong xây dựng môi trường Văn hóa" diễn ra ngày 16/4 tại Nhà chiếu phim, Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Diễn đàn là dịp để các nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa và những tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc cùng nhau nghiên cứu, thảo luận, đánh giá làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc ở nước ta trong xây dựng môi trường văn hóa.


 

Đồng bào Lô Lô (Hà Giang) diễu hành tại Làng Văn hóa.
Đồng bào Lô Lô (Hà Giang) diễu hành tại Làng Văn hóa.


Các tác giả tham gia hội thảo gồm các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa từ các viện nghiên cứu, trường đại học, hội văn học nghệ thuật, văn nghệ dân gian và những người am hiểu, có kinh nghiệm bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc thiểu số từ các tỉnh, thành phố; các chuyên gia, nhà quản lý văn hóa đến từ các Cục, Vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo một số địa phương; các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố.

Ngoài ra, còn có Hội nghị gặp mặt nghệ nhân, người có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc diễn ra ngày 18/4. Những nghệ nhân, người dân tộc thiểu số có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ báo công, viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt và Hội nghị biểu dương, trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc.


 

Tiết mục dân ca dân vũ của đồng bào Ba Na.
Tiết mục dân ca dân vũ của đồng bào Ba Na.


Trong khuôn khổ sự kiện, nhiều lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc cũng được tái hiện như Lễ cấp sắc của dân tộc Dao; Lễ Kin chiêng boọc mạy của dân tộc Thái; Lễ mừng lúa mới của dân tộc Gia Rai và các hoạt động diễn tấu cồng chiêng, dân ca dân vũ dân tộc Gia Rai; Tết Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer.

Ngoài ra, khách tham quan còn được tham gia, trải nghiệm các hoạt động hằng ngày tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng giới thiệu, tái hiện nét văn hóa trong cuộc sống đời thường, nghi lễ, trang phục, dân ca, dân vũ, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống, trò chơi, phong tục tập quán…

Một trong những sự kiện đáng chú ý là triển lãm "Sen trong đời sống văn hóa Việt" (ngày 16/4) giới thiệu hình ảnh hoa Sen với nhiều nét tương đồng với người Việt.

Theo TUYẾT LOAN (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.