Bát vàng ròng dùng trong nghi lễ tâm linh thời đồ đồng bất ngờ lộ diện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiếc bát bằng vàng tô điểm hình mặt trời đã được khai quật tại một khu định cư cổ 3.000 năm tuổi ở Áo.

Cận cảnh chiếc bát vàng trang trí họa tiết mặt trời khai quật được ở Áo. Ảnh: Archaeologist/Novetus
Cận cảnh chiếc bát vàng trang trí họa tiết mặt trời khai quật được ở Áo. Ảnh: Archaeologist/Novetus


Nhà khảo cổ học Michał Sip của công ty Đức Novetus, hiện đang dẫn đầu cuộc khai quật cho biết, chiếc bát có đường kính gần 20cm, lớn hơn bàn tay người một chút, nhưng rất nông, chỉ 5cm.

Dưới đáy bát có một đĩa mặt trời với 11 tia sáng được khắc họa. Nghệ nhân hoặc nhóm các nghệ nhân khi chế tác ra chiếc bát cũng trang trí một loạt các họa tiết hình tròn, các vòng tròn và dấu chấm.

Thành bát mỏng manh được tạo hình từ tấm kim loại bằng vàng và chiếc bát có thể có ''chức năng tâm linh đặc biệt". Một phân tích cho thấy thành phần tạo nên hiện vật này có khoảng 90% vàng, 5% bạc và 5% đồng.

Theo các nhà khảo cổ, khoảng 30 chiếc bát tương tự từ thời Châu Âu cổ đại đã được phát hiện, nhưng đây là lần đầu tiên nó được tìm thấy ở Áo và là chiếc thứ hai ở phía đông của dãy núi Alpine. Họ lưu ý rằng những chiếc bát này được sản xuất ở các khu vực ngày nay là Đức, Scandinavia và Đan Mạch.

Nhà khảo cổ Michał Sip cho biết, chiếc bát được tìm thấy gần bức tường của một trong những ngôi nhà thuộc khu dân cư sinh sống thời kỳ đồ đồng, cách đây 3.000 năm. Bát có thể đã được bọc trong những sợi dây vàng và bị cố ý đặt tại vị trí này, dường như cho một buổi lễ tôn giáo tôn vinh thần Mặt trời.

Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy gần 500 đồ vật bằng đồng, bao gồm dao găm, giáo mác tại một khu vực khô cằn ở phía nam khu định cư - nơi trước đây từng là đầm lầy. Không có đồ vật nào trong số này bị hư hại, có nghĩa là những đồ vật bằng đồng này có thể đã bị ném xuống đầm lầy trong các nghi lễ, theo phân tích của các nhà khảo cổ.

Hiện, việc khai quật địa điểm và phân tích những tàn tích còn lại vẫn đang được tiến hành. Chiếc bát vàng sẽ sớm được đem ra trưng bày tại Bảo tàng Kunsthistorisches ở Vienna, Áo.

 

https://laodong.vn/the-gioi/bat-vang-rong-dung-trong-nghi-le-tam-linh-thoi-do-dong-bat-ngo-lo-dien-963757.ldo

Theo BẢO CHÂU (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.