Nghi vấn chiếc bình vôi bằng vàng trong mộ phần Thống chế Thoại Ngọc Hầu và vợ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong số gần 500 hiện vật phát lộ trong quá trình trùng tu mộ Thống chế Thoại Ngọc Hầu và vợ ở hai hòm đồ tùy táng, nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc lại đặc biệt chú ý chiếc bình vôi bằng vàng với những nghi vấn “lạ".
Phần đáy chiếc bình vôi bằng vàng của bà Châu Thị Tế
Phần đáy chiếc bình vôi bằng vàng của bà Châu Thị Tế.
Cuối năm 2010, lúc đang tu bổ mộ phần của Thống chế Thoại Ngọc Hầu và phu nhân tại khu Di tích lăng miếu Núi Sam (thuộc P.Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang), thì phát hiện vị trí lún sụp trong khu mộ Thống chế Thoại Ngọc Hầu và phu nhân của ông là bà Châu Thị Tế, đã tình cờ phát lộ hai hòm đồ tùy táng của ông và vợ ông với tổng số hơn 500 hiện vật.
Số hiện vật này hiện đang được trưng bày tại nhà trưng bày Thoại Ngọc Hầu trong khu di tích nói trên, trong đó đặc biệt là chiếc mũ Đầu Hổ của ông cùng với nhiều vật dụng bằng kim loại quý của phu nhân nhưng điều nghi vấn của nhà nghiêu cứu Vũ Kim Lộc lại đặc biệt ở chiếc bình vôi bằng vàng của bà.
Chiếc bình vôi bằng vàng của bà Châu Thị Tế.
Chiếc bình vôi bằng vàng của bà Châu Thị Tế.
Theo ông Vũ Kim Lộc: "Chiếc bình này có chiều cao 9 cm, đường kính đáy 2,3 cm, nặng 2 lượng, 8 phân, 7 ly, vàng 8,5 tuổi. Về kiểu dáng rất giống với loại bình vôi bằng bạc và đồng của Khmer, phần nắp chiếm quá nửa phần thân và có phía trên nhiều tầng hoa văn. Phần thân ở phía dưới thắt phần đáy và xung quanh mặt ngoài chân đế có hàng hoa văn là các hạt tròn nổi. Còn phần trong lòng trôn có hoa văn rất khó nhìn".
Mặc dù đang là thời điểm đón tết Nguyên đán nhưng nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc vẫn cứ băn khoăn, suy nghĩ mãi về hiện vật này. Ông nói: “Tôi đã cố gắng xoay xở với nhiều chiều ánh sáng và đã phát hiện ra một hình bò phải nói là được che giấu rất khéo với các đường chạm chìm, nổi đánh lạc hướng nhìn, và có lẽ đây là bò thần Nandi rất phổ biến trong điêu khắc đá của văn hóa Khmer. Thế nhưng, điều khó hiểu hơn nữa ở đây là có một vòng tròn với họa tiết văn thừng được hàn thêm vào sát với chân đế và bao xung quanh hình bò. Là người trong nghề kim hoàn tôi nhận thấy, vòng tròn này được thêm vào không phải để tăng cường độ cứng, vì như vậy sẽ là thừa và tốn thêm vàng, mà là có mục đích”.
Chiếc bình vôi bằng bạc của Khmer, thuộc sưu tập tư nhân.
Chiếc bình vôi bằng bạc của Khmer, thuộc sưu tập tư nhân.
Trước đây, trong một lần gặp gỡ bất ngờ, vô tình TS. Hồ Xuân Tịnh (nguyên GĐ Sở Văn Hóa tỉnh Quảng Nam) khi xem ảnh của chiếc bình đã có vài lời trao đổi với nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc "hình bò ở trôn làm tôi liên tưởng đến chiếc triện đóng niêm sáp trên phong thư ngày xưa”.
Từ đó, ông Vũ Kim Lộc càng củng cố thêm lập luận của mình, rằng: “Như vậy nghi vấn của tôi đã được gợi mở phần nào vì tôi nhận ra rằng vòng tròn văn thừng được thêm vào đáy bình là hình thức trang trí thêm phần tôn vinh cho hình bò. Khi đóng vô sáp hoa văn tròn nổi xung quanh mặt ngoài chân đế bình cùng với vòng văn thừng ở trôn sẽ tạo thành vòng hoa văn bao quanh hình bò, và hình như dấu triện ở đây đã được “ngụy trang” một cách khéo léo".
Bình vôi của người Khmer, tại Bảo tàng tỉnh Bình Phước.
Bình vôi của người Khmer, tại Bảo tàng tỉnh Bình Phước.
Tuy nhiên , ông Vũ Kim Lộc lại băn khoăn: "Nếu vậy thì sẽ có nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh dấu triện này, như tại sao nó lại phải ngụy trang với hình thức là chiếc bình vôi và lại thuộc về đồ dùng cá nhân của phu nhân của Thống chế Thoại? Liệu có liên quan gì giữa Thống chế Thoại và triều đình Cao Miên, bởi ông được triều Nguyễn ba lần giao chức Bảo hộ Cao Miên vào những thập niên đầu thế kỷ 19”.
Nhân dịp năm mới Tân Sửu 2021, nhà nghiên cứu Vũ Kim Lộc có lời chúc sức khỏe đến độc giả và thông qua báo Thanh Niên ông cho rằng, những nghi vấn của mình về chiếc bình vôi bằng vàng ông đã giải thích những gì thuộc về chuyên môn, còn phần cần làm rõ thêm về hiện vật này, từng nằm trong số các đồ tùy táng trong phần mộ của Thống chế Thoại Ngọc Hầu và vợ, rất mong các nhà sử học "có góc nhìn khác" chỉ giáo thêm.
Lê Công Sơn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.
Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Dự án bảo tồn, phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Ia Yok: Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Nhằm góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc mình, em Võ Siu Hoài An (lớp 12C1) cùng Lê Quốc Huy (lớp 10C1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) triển khai Dự án “Bảo tồn và phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”.