Bình Định: Địa đạo Gò Quánh được xếp hạng di tích cấp tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Được xây dựng từ năm 1964-1968, nhờ cấu trúc địa hình gò đồi, rừng rậm, mang yếu tố bí mật cao, địa đạo Gò Quánh đã được chọn làm căn cứ cách mạng trong chương trình xây dựng làng xã chiến đấu.

Miệng hầm số 10 trong 12 miệng hầm khu Địa đạo Gò Quánh. (Ảnh: Phạm Kha/TTXVN)
Miệng hầm số 10 trong 12 miệng hầm khu Địa đạo Gò Quánh. (Ảnh: Phạm Kha/TTXVN)


Ngày 19/2, Thị ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với Khu địa đạo Gò Quánh, thuộc khu phố Mỹ An 1, phường Hoài Thanh, thị xã Hoài Nhơn.

Hoài Nhơn là địa phương có truyền thống cách mạng bất khuất, là nơi thành lập Chi bộ Cửu Lợi - một trong những chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Bình Định và cũng là địa phương có số liệt sỹ và Mẹ Việt Nam Anh hùng nhiều thứ hai cả nước.

Địa đạo Gò Quánh được xây dựng từ năm 1964-1968, giai đoạn giao tranh ác liệt. Nhờ cấu trúc địa hình gò đồi, rừng rậm, mang yếu tố bí mật cao, Gò Quánh đã được chọn làm căn cứ cách mạng trong chương trình xây dựng làng xã chiến đấu theo chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam, Liên khu ủy khu V và Tỉnh ủy Bình Định.

Địa đạo Gò Quánh có 12 miệng hầm, đường kính khoảng 1,6m, sâu từ 10-13m, tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 7km. Mặc dù chưa hoàn thiện việc kết nối liên hoàn khép kín nhưng hệ thống địa đạo Gò Quánh kết hợp là công sự mật đã được lực lượng du kích, bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực (Sư đoàn 3 Sao Vàng) sử dụng làm nơi trú quân, tránh bom, pháo của địch và cũng là trạm cứu chữa thương binh dã chiến.

Địa đạo cũng là nơi cất giấu vũ khí, đạn dược để chuẩn bị điều kiện chiến đấu với địch ngay trong lòng đất.

Năm 1969, khi địa đạo Gò Quánh đang được tiếp tục đào để phục vụ kháng chiến lâu dài thì bị địch phát hiện, càn quét, san ủi một số miệng hầm. Quân ta đã di chuyển đến khu vực bí mật khác để tiếp tục kháng chiến.

Đến nay, địa đạo Gò Quánh vẫn là một chứng tích lịch sử quan trọng cho một thời kỳ kháng chiến gian khổ và anh dũng của quân và dân Hoài Nhơn, Bình Định.

Theo Bí thư Thị ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị xã Hoài Nhơn Phạm Trương, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Hoài Nhơn đã tích cực triển khai nhiều biện pháp để từng bước tôn tạo và khôi phục di tích trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Địa đạo Gò Quánh được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh càng thêm ý nghĩa khi Hoài Nhơn vừa được công nhận là thị xã và đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới".

Cùng ngày, tại Khu di tích địa đạo Gò Quánh, thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ về “Tết trồng cây” và thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về việc trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long đã phát động “Tết trồng cây” trên địa bản tỉnh.

Thị ủy, Ủy ban Nhân dân thị xã Hoài Nhơn cũng phát động ra quân trồng 1 triệu cây xanh trên địa bàn thị xã ngay trong năm 2021.

Bí thư Thị ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị xã Hoài Nhơn đề nghị từng cơ quan, đơn vị thị xã Hoài Nhơn tiếp tục đẩy mạnh phong trào trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, trồng rừng sản xuất cây gỗ lớn và trồng cây xanh trên địa bàn thị xã, tăng cường mảng xanh đô thị, góp phần giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu trong tình hình mới.

Hoài Nhơn là địa phương đầu tiên của tỉnh Bình Định ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây” năm 2021.

Theo Phạm Kha (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.