Ngắm chim, người đàn ông... đạp trúng kho tiền vàng 2.000 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Kho tiền vàng được đánh giá là một trong những bộ xu tập tiền xu có giá trị lớn nhất thế giới: không chỉ bằng vàng, nó còn thuộc về nền văn minh Celtic đã biến mất 2 thiên niên kỷ trước, nên có giá trị khảo cổ cực lớn.

Người đàn ông ẩn danh đã tìm thấy kho tiền vàng tại một vùng nông thôn không được tiết lộ chính xác trên địa phận Anh quốc, một cách hết sức tình cờ. Khi đi trên bờ ruộng và thấy 2 con chim ác đang cố tấn công một con đại bàng, ông đã dừng lại để xem. Khi rời đi, ông nhìn xuống chân và vô tình thấy mảnh kim loại lấp lánh dưới nắng.
 

Cận cảnh 2 đồng tiền vàng thời Celtic - Ảnh: Treasure Hunting
Cận cảnh 2 đồng tiền vàng thời Celtic - Ảnh: Treasure Hunting


Tuy nghĩ chỉ là một mảnh sắt vô dụng, nhưng ông vẫn nhặt lên xem xét theo thói quen, bởi ông cũng là một "thợ săn kho báu" nghiệp dư. Ông hoàn toàn bị sốc khi phát hiện đó là một đồng tiền vàng, với những ký hiệu thuộc về người Celtic mà ông đã quen thuộc khi tìm hiểu về khảo cổ. Đồng tiền thứ 2 cách đó vài bước chân. "Đó là một thửa ruộng mới cày, có lẽ máy cày đã làm lộ ra những đồng tiền vàng" - người đàn ông trả lời phỏng vấn trên Treasure Hunting.
 

 Đây có thể là một trong những kho vàng lớn nhất thế giới - Ảnh: Treasure Hunting
Đây có thể là một trong những kho vàng lớn nhất thế giới - Ảnh: Treasure Hunting


Sau khi về nhà lấy máy dò kim loại, người đàn ông trở lại và đào lên được tổng cộng 1.300 đồng tiền vàng Celtic quý giá. Kho tiền vàng chỉ nằm sâu khoảng 46 cm, trong một chiếc rương đồng.

Tờ Acient Origins cho biết người đàn ông giấu tên đã quyết định thông báo về kho tiền vàng với cơ quan chuyên trách địa phương, nơi kho báu sẽ được xử lý theo hướng cân bằng giữa lợi ích của người phát hiện, chủ sở hữu đất và lợi ích xã hội dựa theo Đạo luật kho báu Vương Quốc Anh, được ban hành từ năm 1996.

Theo Anh Thư (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

(GLO)- Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.
Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.