Nông dân Mang Yang thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, phong trào “Nông dân (ND) thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được Hội ND huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai triển khai sâu rộng, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Ông Nguyễn Đình Hải-Chủ tịch Hội ND huyện-cho biết: Trong 5 năm (2017-2022), toàn huyện có 25.080 lượt hộ đăng ký tham gia phong trào và 15.965 lượt hộ được công nhận danh hiệu ND sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, tăng 5.045 lượt hộ so với giai đoạn 2012-2017.

 Nông dân huyện Mang Yang quan tâm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Ảnh: Thanh Nhật
Nông dân huyện Mang Yang quan tâm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Ảnh: Thanh Nhật



Nhiều hộ người dân tộc thiểu số từng bước vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá, giàu. Có thể kể đến như ông Nguyễn Hữu Quân (làng Đê Tur, xã Đak Djrăng) thành công với trang trại nuôi heo rừng. Ngoài thu nhập hơn 800 triệu đồng mỗi năm, ông Quân còn hỗ trợ heo giống, kỹ thuật chăn nuôi và bao tiêu đầu ra sản phẩm cho nhiều hộ khó khăn trên địa bàn. Còn hộ ông Hlêk (làng Đak Bơt, xã Đak Trôi) thì lại thành công với mô hình đa canh kết hợp chăn nuôi bò mang lại thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm.

Trong 5 năm qua, các hộ ND sản xuất kinh doanh giỏi đã tạo việc làm thường xuyên cho trên 300 lao động và hơn1.000 lao động có việc làm theo mùa vụ; giúp đỡ vốn, cây-con giống, phương tiện và kinh nghiệm sản xuất cho hơn 1.000 lượt hộ để phát triển kinh tế gia đình. Qua phong trào, các cấp Hội cũng đã vận động hội viên ND xây dựng đời sống văn hóa, gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, chung sức xây dựng nông thôn mới. Hội viên ND toàn huyện đã đóng góp trên 5.500 ngày công lao động, hiến hàng ngàn mét vuông đất, nạo vét và làm mới gần 50 km kênh mương, sửa chữa và làm mới 120 km đường giao thông nông thôn, tạo thuận lợi cho sản xuất và đời sống, từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn.

“Hàng năm, các hoạt động hỗ trợ vốn sản xuất cũng được Hội quan tâm triển khai. Trong đó, với nguồn Quỹ Hỗ trợ ND của huyện, hội viên, ND tham gia ủng hộ hơn 3 tỷ đồng. Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ ND huyện đã giải ngân cho 139 hộ vay thuộc 9 dự án, 10 phương án sản xuất, cùng các chương trình hỗ trợ sản xuất khác”-Chủ tịch Hội ND huyện thông tin.

Nông dân huyện Mang Yang xây dựng đời sống văn hoá, gắn với xây dựng  nông thôn mới. Ảnh: Thanh Nhật
Nông dân xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Thanh Nhật


Cùng với đó là nguồn vốn vay đầu tư sản xuất ủy thác từ các ngân hàng. Trong đó, kênh vốn của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện có tổng dư nợ hơn 99,3 tỷ đồng với 2.593 thành viên thuộc 55 tổ tiết kiệm và vay vốn. Agribank-Chi nhánh huyện Mang Yang cũng đã thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương. Ông Trần Trọng Toàn-Giám đốc Agribank-Chi nhánh huyện-cho biết: “Đơn vị phối hợp với Hội ND huyện thành lập 37 tổ liên kết vay vốn với gần 1.130 thành viên, hiện dư nợ cho vay qua tổ liên kết đạt hơn 113 tỷ đồng. Tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm 100% tổng dư nợ đầu tư tín dụng trên địa bàn huyện”.

Chủ tịch Hội ND huyện cho biết thêm: “Ban Thường vụ Hội ND huyện tiếp tục tăng cường giải pháp nâng cao chất lượng phong trào, phấn đấu hàng năm có từ 70% trở lên số hộ ND đăng ký phấn đấu và có từ 50% số hộ đăng ký trở lên đạt danh hiệu ND sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Hội ND mỗi xã, thị trấn có ít nhất 1 mô hình kinh tế về liên kết, hợp tác sản xuất kinh doanh giỏi có hiệu quả do Hội tổ chức vận động thực hiện. Phát huy tinh thần tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, gắn phong trào này với chương trình xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp”.

 

 THANH NHẬT  

Có thể bạn quan tâm

Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.