Kiểm tra tình hình quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản tại Chư Sê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 14-4, Đoàn giám sát do Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì đã có buổi làm việc với UBND huyện Chư Sê về tình hình quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản từ tháng 7-2011 đến nay.
 

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc với các ban ngành của huyện Chư Sê. Ảnh: M.N
Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc với các ban ngành của huyện Chư Sê. Ảnh: M.N

Đoàn giám sát đã đến kiểm tra thực tế tại 3 doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản tại xã H’Bông và Ia Pal. Theo báo cáo, huyện Chư Sê hiện hiện có 13 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản với tổng diện tích là trên 92,4 ha. Các loại khoáng sản được cấp phép khai thác chủ yếu gồm: đá vôi, đá bazan trụ, bazan khối, đá bazan làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn. Trong đó, xã Hbông có 8 doanh nghiệp; xã Ia Tiêm 2 doanh nghiệp; BarMaih có 1 doanh nghiệp; xã Ia Pal 2 doanh nghiệp.

Qua kiểm tra thực tế, hầu hết các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn huyện ở quy mô nhỏ, hiệu quả kinh tế chưa cao; có nhiều bất cập liên quan đến an ninh, trật tự -xã hội; ô nhiễm môi trường; gây thất thoát tài nguyên khoáng sản…

 

Giám sát thực thế tại một đơn vị khai thác đá trên địa bàn xã H’Bông. Ảnh: M.N
Giám sát thực thế tại một đơn vị khai thác đá trên địa bàn xã H’Bông. Ảnh: M.N

Theo đánh giá của UBND huyện Chư Sê, một số xã còn buông lỏng quản lý, chưa quan tâm đến công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn. Do vậy, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn diễn ra. Qua công tác thanh kiểm tra, UBND huyện đã  xử phạt 10 vụ; tham mưu UBND tỉnh xử phạt 1 cá nhân khai thác khoáng sản trái phép với tổng số tiền phạt trên 721 triệu đồng, tịch thu tang vật hơn 2.811 m3 đá các loại và 510 m3 cát xây dựng.
 

Nhiều doanh nghiệp cho rằng hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: M.N
Nhiều doanh nghiệp cho rằng hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: M.N

Tại buổi làm việc, Đoàn giám sát HĐND tỉnh đã ghi nhận nhiều kiến nghị của địa phương và doanh nghiệp xung quanh một số vấn đề như: Cần có quy định cụ thể đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải có trách nhiệm đầu tư kinh phí để xây dựng đường giao thông nông thôn, trường học hoặc các công trình phúc lợi công cộng khác; ủy quyền cho cấp huyện cấp phép những mỏ đá nhỏ lẻ. Công ty cổ phần xi măng Gia Lai đề xuất không nộp khoảng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (hiện hơn 4 tỷ đồng) do đơn vị đã dừng hoạt động từ 2015 đến nay; Công ty TNHH một thành viên Phúc Tín đề nghị làm thủ tục trả lại mỏ đá vì hoạt động khai thác không hiệu quả…

Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Công ty Điện lực Gia Lai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: H.D

Gia Lai: Nắng nóng, điện tiêu thụ bình quân ngày tăng 31,2%

(GLO)- Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Gia Lai (Công ty Điện lực Gia Lai), từ đầu tháng 4-2024 đến nay, công suất cực đại của phụ tải đạt 321 MW và sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày trên địa bàn tỉnh đạt 655,54 triệu kWh, tăng hơn 31,38% so với cùng kỳ 2023.