Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp "Cưỡi ngựa xem hoa"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (DN) là việc vô cùng cần thiết, góp phần đưa pháp luật vào hoạt động kinh doanh, giúp DN hoạt động hiệu quả, phát triển bền vững, tạo sự hài hòa về lợi ích giữa DN, người lao động và Nhà nước. Tuy nhiên, hoạt động này ở tỉnh ta vẫn chưa đi sâu vào thực tế, nếu không muốn nói là đang ở mức “cưỡi ngựa xem hoa”.
 

 Doanh nghiệp cần được cung cấp nhiều hơn các thông tin về pháp luật để hoạt động kinh doanh hiệu quả và bền vững. Ảnh: Hà Duy
Doanh nghiệp cần được cung cấp nhiều hơn các thông tin về pháp luật để hoạt động kinh doanh hiệu quả và bền vững. Ảnh: Hà Duy

Thông thường, có khoảng 5 hình thức hỗ trợ pháp lý cho DN, như tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, tập huấn; xây dựng tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật; giải đáp thắc mắc cho doanh nghiệp và tiếp nhận các ý kiến của doanh nghiệp để hoàn thiện pháp luật... Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc triển khai các hình thức này khá hời hợt và loanh quanh bên ngoài chứ chưa thực sự đi sâu vào trong xem DN muốn gì, có những khó khăn nào trong việc triển khai kinh doanh theo pháp luật. Theo ông Thanh Hưng-chủ DN kinh doanh đồ nội thất Hưng Thịnh (phường Thống Nhất, TP. Pleiku): Trong một vài trường hợp cụ thể mà DN gặp phải, lúc đó DN sẽ cần được giải đáp thắc mắc về pháp luật một cách kịp thời, chính xác. Tuy nhiên, việc giải đáp này vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó quan trọng nhất là Nhà nước không chỉ định một cơ quan nào chịu trách nhiệm về tính chính xác và đúng đắn của những văn bản tư vấn về pháp luật, đồng nghĩa với việc văn bản giải đáp không có tính pháp lý. Điều này gây không ít khó khăn cho DN trong quá trình hoạt động kinh doanh mà lỡ gặp phải những vấn đề nảy sinh liên quan tới luật pháp.

Có thể nói, hỗ trợ pháp lý cho DN ở tỉnh mới chỉ như “cưỡi ngựa xem hoa” khi việc triển khai Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo Quyết định số 585/QĐ-TTg (ngày 5-5-2010), Nghị định số 66/2008/NĐ-CP (ngày 28-5-2008)... ở tỉnh còn nhiều lúng túng. “Ngay cả công tác hậu kiểm DN của chúng ta thường là tìm những lỗi, những sai phạm của DN chứ không phải là kiểm tra để hướng dẫn DN làm sao cho đúng”-ông Hồ Phước Thành-Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận định. Tuy nhiên, ngoài những hạn chế từ phía các cơ quan chủ quản thì ngay cả bản thân DN cũng chưa có ý thức trong việc tuân thủ pháp luật, hoặc tuân thủ chưa đầy đủ, còn tìm cách lách luật, từ đó làm giảm hiệu quả của công tác hỗ trợ pháp lý.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3.260 DN đang hoạt động với tổng vốn đăng ký 55.023 tỷ đồng. Trong 9 tháng năm 2015 đã cấp đăng ký thành lập mới cho 250 DN với tổng vốn đăng ký 750 tỷ đồng. Hầu hết các DN có quy mô vừa và nhỏ. Tuy nhiên, với sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp thì thời gian tới, con số này sẽ lớn hơn nhiều, quy mô và hoạt động của các DN sẽ được mở rộng. Theo đó, trong tình hình nước ta đã là thành viên của WTO và vừa rồi đã ký hàng loạt các hiệp ước, hiệp định thương mại với các nước thì yêu cầu về hỗ trợ pháp lý của các DN là rất cao. Vì vậy, việc đẩy mạnh thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN trong thời gian tới là điều vô cùng cần thiết. Mới đây, ngày 1-10-2015, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Công Lự đã ký ban hành Quyết định số 559/QĐ-UBND về việc ban hành chương trình hỗ trợ pháp lý cho DN giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai với mục tiêu nhằm triển khai đồng bộ các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN, tạo chuyển biến căn bản về nhận thức pháp lý, ý thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của DN, phòng-chống rủi ro pháp lý và tăng cường năng lực cạnh tranh của DN.

 Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

(GLO)- Đánh vào tâm lý một bộ phận người tiêu dùng thích hàng hiệu giá rẻ nên các đối tượng đưa hàng giả, hàng nhái vào thị trường, nhất là các kênh mua bán trực tuyến. Theo đó, lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành và địa phương rà soát Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn. Ảnh Hà Duy

Gia Lai ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Công văn số 2247/UBND-CNXD yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai Quyết định số 711/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng 

Thảm nhựa mặt đường

Nhà thầu "ngộp thở" vì chi phí vận chuyển đá thi công quốc lộ 19

(GLO)-Do khan hiếm nguồn vật liệu đá phục vụ thi công dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19, nhà thầu đã chấp nhận "gánh" thêm hơn 2 tỷ đồng chi phí vận chuyển khi mua vật liệu ở vị trí khá xa so với địa điểm thi công nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các hạng mục dự án trước ngày 31-12-2024.

Chư Prông kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13-10

Chư Prông kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13-10

(GLO)- Chiều 11-10, UBND huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) tổ chức gặp mặt kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004-13/10/2024) và vinh danh tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong hoạt động nhân đạo, thiện nguyện trên địa bàn huyện.