Nhà vườn lo lắng đầu ra hoa Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày này, các nhà vườn trong tỉnh tất bật chăm sóc hoa để cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán 2022. Tuy nhiên, điều họ lo lắng nhất hiện nay là tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đầu ra của hoa Tết sẽ gặp khó khăn.
Cắt giảm số lượng
Năm ngoái, gia đình ông Hồ Thanh Kiệt (tổ 3, phường Ngô Mây, thị xã An Khê) trồng 1.200 chậu cúc pha lê và hơn 400 chậu vạn thọ để phục vụ thị trường Tết. Được bạn hàng mua sỉ nên việc buôn bán thuận lợi, đem lại nguồn thu cho gia đình ông hơn 100 triệu đồng. Năm nay, vì lo việc buôn bán sẽ gặp khó khăn do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên ông Kiệt cắt giảm còn 1.000 chậu cúc pha lê và 300 chậu vạn thọ, dạ yến thảo. “Gia đình tôi gắn bó với nghề trồng hoa gần 30 năm. Hầu như năm nào tôi cũng trồng hơn 1.000 chậu cúc, chưa kể hoa truyền thống. Năm nay, nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp, thị xã không tổ chức chợ hoa xuân thì nhà vườn chỉ biết khóc ròng. Hơn 100 triệu đồng đầu tư cho vụ hoa Tết coi như đổ sông đổ biển”-ông Kiệt lo lắng.
Bên cạnh nỗi lo dịch Covid-19, giá vật tư nông nghiệp tăng cao cũng khiến hầu hết nhà vườn chủ động cắt giảm số lượng và chọn phân khúc sản phẩm bình dân để cung ứng ra thị trường. Ông Đỗ Văn Hùng-Chủ nhiệm Nông hội hoa, cây cảnh An Khê-cho hay: “Vụ hoa Tết năm nay, tôi trồng 2.350 chậu cúc mâm xôi và 1.100 chậu vạn thọ, xác pháo, ngọc thảo, ly... Số lượng giảm 30% so với năm ngoái và chủ yếu là các loại hoa có giá trị khoảng 100 ngàn đồng/chậu”.
Ông Hồ Thanh Kiệt (tổ 3, phường Ngô Mây, thị xã An Khê) chăm sóc vườn hoa Tết của gia đình. Ảnh: Ngọc Minh
Ông Hồ Thanh Kiệt (tổ 3, phường Ngô Mây, thị xã An Khê) chăm sóc vườn hoa Tết của gia đình. Ảnh: Ngọc Minh
Tương tự, chị Hòa (tổ 9, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) cũng tiết giảm 40% số hoa trong vườn so với Tết vừa rồi. Các loài hoa chị chọn trồng có giá dao động từ 10 đến 60 ngàn đồng/chậu. “Năm nay, thời tiết khá thuận lợi nên hoa sinh trưởng, phát triển tốt. Chúng tôi đang tỉa cành, ngắt bỏ nụ nở sớm để nuôi thân cây. Mong dịch bệnh sớm được kiểm soát để nhà vườn tiêu thụ được hoa, có cái Tết vui và sung túc hơn”-chị Hòa hy vọng.
Cũng theo nhiều chủ vườn, vào thời điểm này năm trước, thương lái đã tìm đến đặt cọc. Tuy nhiên, hiện tại chỉ vài ba người, thậm chí có vườn còn chưa thấy ai đến ngỏ lời. Thêm vào đó, thu nhập của người dân địa phương bị giảm sút do ảnh hưởng bởi dịch bệnh cũng khiến các nhà vườn trồng hoa thấp thỏm nỗi lo về sức mua dịp cuối năm.
Chủ động tìm nguồn tiêu thụ
Trước tình hình khó khăn chung, một số hộ trồng hoa đã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm. Với lợi thế trồng hoa quanh năm nên ông Hà Văn Tiếp (thôn 1, xã Chư Á, TP. Pleiku) đã có lượng bạn hàng ổn định. Trong số đó, ông duy trì mối liên hệ thường xuyên với 2-3 thương lái để bỏ sỉ tại các chợ, shop hoa trên địa bàn thành phố và các địa phương lân cận. Năm nay, thay vì giảm số lượng như các nhà vườn khác, ông Tiếp quyết định duy trì 3.000 cây cúc rễ, 1.000 cây vạn thọ, 5.000 cây cúc điện và hơn 40.000 cây lay ơn. “Để đảm bảo đầu ra, tôi thực hiện phương án trồng gối vụ, thu cuốn chiếu. Không chỉ cung ứng cho dịp Tết, hoa của tôi còn kịp bán ra vào các ngày mùng 1, ngày rằm cuối năm, 23 tháng Chạp và cả rằm tháng Giêng. Hiện giá hoa lay ơn khá khả quan, 3.000-4.000 đồng/cành. Nếu dịch bệnh không phức tạp, cộng với giá hoa vẫn duy trì ở mức này thì nhà vườn sẽ có lãi”-ông Tiếp bày tỏ.
4- Trong bối cảnh khó khăn chung, ông Hà Văn Tiếp (thôn 1, xã Chư Á, TP. Pleiku) đã thực hiện phương án “trồng gối vụ-thu cuốn chiếu” nhằm giảm thiểu rủi ro cho gia đình. Ảnh: Mộc Trà.
Ông Hà Văn Tiếp (thôn 1, xã Chư Á, TP. Pleiku) thực hiện phương án “trồng gối vụ-thu cuốn chiếu” nhằm giảm thiểu rủi ro cho gia đình. Ảnh: Mộc Trà
Chính quyền địa phương cùng các nông hội, hợp tác xã cũng đề ra phương án nhằm chung tay gỡ khó cho nông dân. Chủ nhiệm Nông hội hoa, cây cảnh An Khê Đỗ Văn Hùng thông tin: Khoảng hơn 10 ngày nữa, sau khi những chậu cúc được gia cố cẩn thận và cây bắt đầu nhú bông thì hội viên sẽ chụp ảnh đăng trên trang Facebook của Nông hội để giới thiệu, quảng bá, kết nối với khách hàng. Bên cạnh đó, Nông hội cũng sẽ phối hợp với các hợp tác xã trên địa bàn cũng như các ban, ngành chức năng để có những giải pháp giúp đỡ hội viên trong việc cung ứng hoa ra thị trường; liên hệ với phường Tây Sơn hỗ trợ hội viên đăng ký mặt bằng bán hoa tại chợ hoa xuân của thị xã nếu có tổ chức.
Trao đổi với P.V, ông Phan Vĩnh Tấn-Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã An Khê-cho biết: “Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các xã, phường đã tuyên truyền, vận động người dân duy trì việc cung ứng hoa tại các thị trường cũ và chủ động tìm kiếm thị trường mới; đồng thời đề nghị nông hội, hội quán liên kết giúp đỡ hội viên trong việc tiêu thụ sản phẩm. Các phòng, ban chuyên môn cũng sẽ phối hợp với địa phương tìm giải pháp, tạo điều kiện tốt nhất để bà con vận chuyển, trưng bày, quảng bá sản phẩm”.
MỘC TRÀ - NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân, xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo, phấn đấu không còn hộ nghèo vào năm 2025.
Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

(GLO)- Thời gian đã nhuộm màu mái tóc, song ký ức của một thời xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính già. Sau 49 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, họ vẫn nhắc nhớ về những tháng ngày gian khổ mà rất đỗi tự hào.

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Cả nhà bị bệnh

Cả nhà bị bệnh

(GLO)- Gần 2 năm qua, ông Đặng Chí Thành (thôn 1, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải chạy vạy khắp nơi để có tiền chữa bệnh u ác tính cho vợ là bà Lê Thị Xuân Bích. Cuộc sống của gia đình càng trở nên túng quẫn khi 2 cha con ông Thành cũng bị bệnh.
Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

(GLO)-

Ngày 25 và 26-4, tại sân vận động xã Ya Hội (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) diễn ra hội chợ-giao lưu văn hóa, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là cơ hội để người dân giới thiệu, quảng bá văn hóa và sản phẩm của địa phương.

Ngành Y tế Gia Lai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Ngành Y tế Gia Lai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Ngày 26-4, Sở Y tế Gia Lai tổ chức hội nghị đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh đối với các hoạt động thuộc lĩnh vực Y tế-Dân số năm 2023 và kế hoạch triển khai thực hiện năm 2024; triển khai kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030.
Kông Chro tiếp nhận 489 đơn vị máu an toàn

Kông Chro tiếp nhận 489 đơn vị máu an toàn

(GLO)-

Ngày 26-4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Kông Chro phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024.