Gia Lai: Thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt 1.633 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong 6 tháng đầu năm 2014, tình hình cân đối thu-chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn. Ngoài chịu sự tác động từ khủng hoảng chung của nền kinh tế thế giới, việc áp dụng chính sách thuế mới cũng ảnh hưởng không nhỏ đến số thu ngân sách trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Vậy, giải pháp nào được đưa ra để đẩy mạnh nguồn thu và hoàn thành dự toán được giao năm 2014?  Phóng viên Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dũng-Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính xung quanh những vấn đề trên.


- PV: Ông đánh giá như thế nào về tình hình cân đối thu-chi ngân sách ở tỉnh ta trong 6 tháng đầu năm nay?
 

Ông Nguyễn Dũng. Ảnh: Hồng Thi
Ông Nguyễn Dũng. Ảnh: Hồng Thi

Ông Nguyễn Dũng: Năm 2014, nền kinh tế vẫn còn khó khăn và diễn biến phức tạp cộng với việc thực hiện chính sách thuế mới về thuế giá trị gia tăng đối với nông-lâm-thủy sản và thực hiện ưu đãi đặc biệt hàng hóa có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia (thuế xuất 0%). Thêm vào đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp trên địa bàn đạt thấp, thị trường bất động sản chưa có chuyển biến tích cực… đã ảnh hưởng lớn đến số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.

Tuy nhiên, nhờ đánh giá được tình hình, ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo các sở, ngành liên quan tăng cường phối hợp với các cấp chính quyền triển khai có hiệu quả nhiều biện pháp trong công tác thu ngân sách như tập trung xử lý thu hồi các khoản nợ thuế, nợ ngân sách; chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách miễn, giãn, giảm thuế và các chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Nhờ đó, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm đạt 1.633 tỷ đồng (đạt 50,2% dự toán HĐND tỉnh giao và đạt 52,3% dự toán Trung ương giao). Có thể nói, đây là sự cố gắng và quyết tâm rất lớn của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các doanh nghiệp cũng như nhân dân các dân tộc tỉnh nhà.

Mặc dù thu ngân sách gặp khó khăn nhưng UBND tỉnh cũng đã chủ động cân đối từ các nguồn để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên theo dự toán Hội đồng Nhân dân tỉnh giao. Qua 6 tháng đã thực hiện 2.993 tỷ đồng (đạt 54,6% dự toán Trung ương giao, đạt 52,9% dự toán HĐND tỉnh giao, cao hơn 3,7% so cùng kỳ). Cùng với đó, đã thực hiện chi trả kịp thời các khoản chi theo chế độ, nhất là đối với tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, lương hưu, trợ cấp người có công và trợ cấp đối với cán bộ xã nghỉ việc, và các chế độ chính sách an sinh xã hội theo quy định như: chính sách trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội năm theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; hỗ trợ tiền điện hộ nghèo số tiền 9,6 tỷ đồng, thực hiện cấp không thu tiền mặt hàng muối I-ốt 8,3 tỷ đồng; hỗ trợ giống cây trồng, phân bón, bò giống 46,2 tỷ đồng (trong đó đã cấp 1.150 con bò giống); hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân nghèo 3 tỷ đồng…

 

Ảnh: Thanh Nhật

- PV: Thưa ông, được biết tình trạng nợ đọng thuế cũng ảnh hưởng nhiều đến số thu ngân sách. Vậy, ông có thể cho biết tình hình xử lý nợ đọng thuế thời gian qua và biện pháp khắc phục sắp tới?
 
Ông Nguyễn Dũng: Theo báo cáo Cục Thuế, đến cuối tháng 5 năm 2014 nợ đọng thuế là 683 tỷ đồng, gồm: nợ khó thu 219 tỷ đồng, nợ chờ xử lý 30,7 tỷ đồng, nợ đến 90 ngày 89,6 tỷ đồng, nợ trên 90 ngày 343,4 tỷ đồng. Theo quy định tỉ lệ cho phép nợ đọng thuế không quá 5% /tổng thu nội địa thì nợ đọng thuế đến 5-2014 đã vượt nhiều lần (23%), so với thời điểm 31-01-2014 tăng 4,4% (trong đó nợ khó thu tăng 11,2% nợ chờ xử lý tăng 22,8%, nợ trên 90 ngày tăng 5,8%). Nợ đọng thuế thuế tập trung hầu hết ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh (tăng 59 tỷ đồng) còn doanh nghiệp Nhà nước Trung ương, doanh nghiệp Nhà nước địa phương và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài không tăng nợ đọng thuế hoặc tăng không đáng kể.
    
Từ các báo cáo của Cục Thuế về nợ đọng thuế nói trên và qua kết quả đánh giá, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, Sở Tài chính đã yêu cầu Cục Thuế tỉnh báo cáo cụ thể từng đơn vị về thời điểm phát sinh nợ đọng thuế; số nợ gốc, nợ phạt chậm nộp, thời gian nợ đọng thuế; lý do nợ thuế; thẩm quyền cho nợ thuế; tỉ lệ phạt chậm nộp thuế được tính theo quy định (so với lãi suất ngân hàng cùng thời điểm) dẫn đến nợ thuế. Đồng thời, tiến hành kiểm tra báo cáo tài chính, quyết toán thuế và phối hợp với các ngành và địa phương để kiểm tra hiện trạng vốn, tài sản của các đơn vị còn nợ thuế để xử lý phù hợp với thực tế từng tổ chức, cá nhân. Đối với các đơn vị bỏ địa chỉ kinh doanh (151 đơn vị), Cục thuế phối hợp với các cơ quan: Công an, chính quyền địa phương xác minh và thống nhất các biện pháp cụ thể để xử lý theo đúng qui định của pháp luật; tiến hành khởi kiện, đăng công khai trên các phương tiện thông tin các đơn vị nợ thuế để đôn đốc, nhắc nhở, phòng ngừa chung. Đối với nội bộ ngành, Sở Tài chính cũng đã yêu cầu Cục trưởng Cục thuế tỉnh xác định rõ trách nhiệm, năng lực cán bộ thuế trong việc để nợ đọng thuế, chậm xử lý nợ đọng thuế dẫn  đến các khoản nợ thuế tăng vượt mức Tổng cục Thuế quy định.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh là nếu địa phương nào 02 năm liền không hoàn thành nhiệm vụ thu mà không có lý do chính đáng thì phải xử lý thay thế, điều chuyển Chi cục trưởng Chi cục thuế đơn vị, địa phương đó sang làm nhiệm vụ khác.

- PV: Theo ông, để đẩy mạnh nguồn thu và hoàn thành dự toán được giao năm 2014, thời gian tới cần có những giải pháp nào?

Ông Nguyễn Dũng: Để đảm bảo đạt chỉ tiêu phấn đấu thu ngân sách đạt theo dự toán Trung ương và Hội đồng Nhân dân tỉnh giao trong điều kiện dự báo tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm vẫn còn khó khăn, nhiệm vụ quản lý, điều hành thu ngân sách 6 tháng còn lại cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu. Đó là, tiếp tục chỉ đạo ngành thuế và các cơ quan chức năng ở địa phương kiểm tra và rà soát các nguồn thu trong dự toán và các nguồn tiềm năng còn thất thu theo kết luận kiến nghị của Kiểm toán nhà nước như: kiểm tra, đối chứng để quản lý doanh nghiệp và hộ kinh doanh đã đăng ký kinh doanh nhưng chưa cấp mã số thuế và chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước theo đúng quy định; tổ chức kiểm tra đối với các hộ đang thực hiện thu khoán có mức doanh thu không phải nộp thuế theo phương pháp thu khoán để thực hiện thu thuế theo đúng phương pháp; kiểm tra hồ sơ kê khai thuế của người nộp thuế và đối chứng với thực tế để phát hiện sai sót nhằm yêu cầu người nộp thuế bổ sung, điều chỉnh số thuế phải nộp theo đúng quy định; kiểm tra việc thực hiện thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác tài nguyên, khoáng sản; kiểm tra các khoản thu liên quan đến đất như: tiền thuê đất, tiền sử dụng đất để kịp thời nộp vào ngân sách nhà nước.

Đồng thời, kiểm tra phát hiện các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trốn thuế dưới các hình thức: bán hàng không xuất hóa đơn, ghi hóa đơn thấp hơn giá bán thực tế, các hình thức chuyển giá nhằm làm giảm thu nhập chịu thuế để trốn thuế, lập công ty con tại các địa bàn được ưu đãi thuế để chuyển lợi nhuận từ doanh nghiệp không ưu đãi sang doanh nghiệp được ưu đãi. Mặt khác, triển khai quyết liệt công tác thanh kiểm tra đối với các doanh nghiệp lĩnh vực còn thất thu như: các hoạt động dịch vụ, thương mại, vận tải, xây dựng… nhằm xử lý, truy thu kịp thời nộp vào ngân sách nhà nước các khoản phải thu; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nộp vào ngân sách các khoản liên quan đến đất đai (đợt 2) đã được lập sổ bộ năm 2014 như: tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp… cũng như thu nộp kịp thời các khoản tịch thu sung công quỹ nhà nước vào ngân sách nhà nước do các cơ quan quản lý thị trường, công an, kiểm lâm và các cơ quan chức năng khác.


Rà soát các dự án đã và đang thực hiện để xác định giá đất và nghĩa vụ tài chính nhằm thu kịp thời tiền sử dụng đất các dự án Công ty Kinh doanh phát triển nhà VK.High Land, Công ty cổ phần Tài chính và Phát triển doanh nghiệp (FBS), Công ty TNHH Vinh Quang 1… vào ngân sách Nhà nước; đôn đốc triển khai Nhà máy cồn Đak Pơ, Nhà máy đường An Khê đầu tư để chế biến sâu và sản phẩm sau đường và tạo điều kiện thuận lợi để các chủ đầu tư triển khai các dự án nuôi bò thịt, bò sữa của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai; nâng cấp trung tâm thương mại Pleiku… để tạo nguồn thu ngân sách cho năm 2015 và những năm tiếp theo.

- PV: Xin cảm ơn ông!

Hồng Thi (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Công ty Điện lực Gia Lai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: H.D

Gia Lai: Nắng nóng, điện tiêu thụ bình quân ngày tăng 31,2%

(GLO)- Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Gia Lai (Công ty Điện lực Gia Lai), từ đầu tháng 4-2024 đến nay, công suất cực đại của phụ tải đạt 321 MW và sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày trên địa bàn tỉnh đạt 655,54 triệu kWh, tăng hơn 31,38% so với cùng kỳ 2023.
Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

(GLO)- Bám sát định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ưu tiên dòng vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao và phát triển sản phẩm xanh, sản phẩm OCOP.