Thủ tục cấp thẻ căn cước công dân sắp tới ra sao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ trưởng Bộ Công an vừa ký ban hành Thông tư số 40/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 07/2016/TT-BCA. Thông tư 40 gồm 3 điều quy định về trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước công dân, có hiệu lực từ ngày 18-11-2019.
Công dân điền vào tờ khai căn cước công dân. Trường hợp công dân kê khai thông tin theo mẫu tờ khai căn cước công dân trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến thì lựa chọn ngày, tháng, năm làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân và gửi tờ khai đến cơ quan quản lý căn cước công dân nơi công dân đăng ký thường trú trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến.
Đối với địa phương tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước công dân tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện hoặc tại trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh thì sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận chuyển hồ sơ về cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp thẻ căn cước công dân tại cơ quan quản lý căn cước công dân kiểm tra, đối chiếu thông tin của công dân trong tờ khai căn cước công dân (trường hợp công dân kê khai trực tuyến thì thu nhận qua thiết bị đọc mã vạch hoặc thiết bị thu nhận thông tin vào hệ thống) với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối với cơ sở dữ liệu căn cước công dân để xác định chính xác người cần cấp thẻ và thống nhất các nội dung thông tin về công dân.
Trong trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đi vào vận hành thì yêu cầu công dân xuất trình sổ hộ khẩu. Trường hợp thông tin trên sổ hộ khẩu chưa đầy đủ hoặc không thống nhất với thông tin công dân khai trên tờ khai căn cước công dân thì yêu cầu công dân xuất trình giấy khai sinh, chứng minh nhân dân cũ hoặc các giấy tờ hợp pháp khác về những thông tin cần ghi trong tờ khai căn cước công dân.
Thông tư mới của Bộ Công an cũng hướng dẫn: Trường hợp công dân làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân tại cơ quan quản lý căn cước công dân cấp huyện cần điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu mà việc điều chỉnh này thuộc thẩm quyền của công an cấp huyện và công dân xuất trình đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật về cư trú thì tiếp nhận hồ sơ điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu của công dân đồng thời với việc tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước công dân.
Cán bộ tiếp nhận chuyển hồ sơ điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu của công dân cho bộ phận đăng ký, quản lý cư trú để thực hiện điều chỉnh cho công dân theo quy định.
Sau khi điều chỉnh xong thì bộ phận đăng ký, quản lý cư trú chuyển lại sổ hộ khẩu đã được điều chỉnh cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước công dân.
Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Làng A làm theo gương Bác

Làng A làm theo gương Bác

(GLO)- Làng A (xã Gào, TP. Pleiku) được công nhận danh hiệu khu dân cư văn hóa 13 năm liền và được Chủ tịch UBND thành phố tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào đầu năm 2024.

Chuyện về loa truyền thanh

Chuyện về loa truyền thanh

(GLO)- Nhà tôi cách trung tâm thành phố hơn 3 km. Gần đây, tôi mới được nghe tiếng loa truyền thanh phát ra từ một đơn vị Công an gần đó. Một hôm, nghe tiếng loa, con tôi reo lên: “Ở đây có cái tiếng giống ở nhà bà ngoại nè mẹ”.
“Cơm treo” nghĩa tình

“Cơm treo” nghĩa tình

(GLO)- “Cho đi yêu thương-nhận lại hạnh phúc” là thông điệp mà chị Trần Thị Giáng Sinh-Chủ quán cơm tô Chị Đẹp (vỉa hè đường Lê Hồng Phong và Hoàng Văn Thụ, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) muốn gửi gắm khi triển khai mô hình “cơm treo”.
Vỡ mộng “miền đất hứa”

Vỡ mộng “miền đất hứa”

(GLO)- Được sự động viên, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người dân tộc thiểu số ở xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê) đã tự nguyện hồi hương sau khi vỡ mộng về “miền đất hứa”. Trở về với gia đình, họ vẫn không thôi ám ảnh khi nhớ lại những ngày tháng cơ cực, sống chui lủi nơi đất khách quê người.
Ân nhân của làng Bluk Blui

Ân nhân của làng Bluk Blui

(GLO)- Với tấm lòng nhân hậu, gần 40 năm qua, bà Siu H’Jel (SN 1957, làng Bluk Blui, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã giúp đỡ những người mắc bệnh phong vượt qua mặc cảm để gầy dựng cuộc sống tốt đẹp.
Người khuyết tật tận tâm gìn giữ nghề truyền thống

Người khuyết tật tận tâm gìn giữ nghề truyền thống

(GLO)-

Tuy khiếm khuyết về cơ thể nhưng nhiều người dân tộc thiểu số ở Gia Lai đã nỗ lực vượt lên số phận để cải thiện cuộc sống. Không những thế, họ còn đóng góp tích cực cho việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc mình.