Bình Định: Trồng lúa BC15 mới năng suất đạt tới 80 tạ/ha, nông dân chỉ bán giống cũng "ăn" đủ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều nông dân ở tỉnh Bình Định lựa chọn giống lúa BC15 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Thái Bình (ThaiBinh Seed) để đưa vào sản xuất vì chống chọi được sâu bệnh, cho năng suất cao và hiệu quả kinh tế lớn.

Giống BC15 đưa vào sản xuất 2 vụ/năm

Theo HTX Nông nghiệp Phước Hưng (HTX Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định), từ vụ đông xuân 2009-2010 đến nay, năm nào HTX cũng liên kết sản xuất hàng trăm ha giống BC15 và được Công ty Cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Thái Bình (ThaiBinh Seed) bao tiêu toàn bộ sản phẩm.

Mối liên kết giữa HTX Phước Hưng và ThaiBinh Seed đã mang lại cho nông dân địa phương thu nhập cao so với làm các loại giống lúa khác.

Đến năm 2017, mối liên kết này vươn lên tầm cao mới, khi HTX Phước Hưng phối hợp với ThaiBinh Seed xây dựng, thực hiện Dự án cánh đồng lớn sản xuất lúa giống BC15 với sự tham gia của 450 hộ nông dân ở thôn Tân Hội và Lương Lộc, sản xuất 100 ha lúa giống 2 vụ/năm.


 

 Giống lúa mới BC15 cho năng suất cao.
Giống lúa mới BC15 cho năng suất cao.



"Tham gia liên kết chuỗi, bà con có điều kiện tiếp cận và áp dụng hiệu quả phương pháp sản xuất tiên tiến, nhờ đó đã giảm được chi phí đầu vào, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích...", bà Nguyễn Thị Hải, nông dân ở thôn Tân Hội, xã Phước Hưng nói.  

Mỗi vụ, gia đình bà Hải sản xuất 5 sào lúa BC15 (500m2/sào), bán cho ThaiBinh Seed gần 1,8 tấn lúa giống, tùy giá cả vào thời điểm, năm nào lãi ít nhất cũng được hơn 8 triệu đồng, cao gần 2 lần so với làm lúa khác trước đây.

Ông Trần Tăng Long - Giám đốc HTX Phước Hưng cho hay, HTX có 660ha đất sản xuất lúa, tính đến nay, chiếm 80% là giống lúa BC15. Trong đó, có 165ha là diện tích HTX liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống với ThaiBinh Seed, mỗi năm làm 2 vụ.

Phương án đầu tư, thu mua sản phẩm của ThaiBinh Seed đã đáp ứng yêu cầu của nông dân. Ngay trong vụ sản xuất đầu tiên, liên kết chuỗi đã thành công, năng suất lúa đạt cao, công tác tổ chức thu mua sản phẩm được thực hiện bài bản đã khiến bà con nông dân rất phấn khởi.

Hiện nay, giống BC15 được trồng rộng khắp trên địa bàn tỉnh Bình Định. Có thể khẳng định, hình thức tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng liên kết là phương thức làm ăn hiệu quả và phù hợp trong cơ chế thị trường, không chỉ giúp nâng cao thu nhập cho thành viên mà còn khẳng định vai trò hết sức quan trọng của HTX, nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng sản phẩm thông qua tổ chức sản xuất, tìm kiếm đầu ra sản phẩm cho nông dân.


 

BC15 cho năng suất ổn định trên 80 tạ/ha tại tỉnh Bình Định.
BC15 cho năng suất ổn định trên 80 tạ/ha tại tỉnh Bình Định.



Kháng bệnh đạo ôn và cho hiệu kinh tế quả cao

Trước đây, giống BC15 có nhược điểm cố hữu là dễ bị nhiễm đạo ôn (cấp 7-9), nên khi gặp thời tiết không thuận lợi thì năng suất và sản lượng bị ảnh hưởng rất nhiều, nhất là trong những vụ đông xuân.

Đến năm 2017, Viện Cây lương thực, Cây thực phẩm đã cấy thành công gen kháng đạo ôn (pita) vào giống lúa BC15 để khắc phục nhược điểm trên.

Đầu năm 2020, ThaiBinh Seed triển khai trồng khảo nghiệm giống BC15 tại cánh đồng lớn của HTX Phước Hưng và đã kháng được bệnh đạo ôn, cho hiệu quả cao.

 

BC15 nặng trĩu hạt đang chờ thu hoạch.
BC15 nặng trĩu hạt đang chờ thu hoạch.


Suốt hơn 10 năm qua, giống BC15 đã làm mê mẩn nông dân nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định, trong đó có nông dân HTX Phước Hưng. Riêng tại HTX này, từ vài chục ha ban đầu, đến nay đã có 450/660ha đất sản xuất lúa trong toàn xã làm giống BC15.

"Với năng suất ổn định, bình quân 80 tạ/ha, sản lượng thu mua lúa giống BC15 của HTX Phước Hưng cung ứng cho ThaiBinh Seed bình quân trên 1.500 tấn/năm, cá biệt có năm đến 2.700 tấn, doanh thu hàng năm gần 14 tỷ đồng, giá trị gia tăng mang lại cho nông dân tham gia sản xuất giống khoảng 2,5 tỷ đồng/năm..." -  Ông Trần Tăng Long phấn khởi nói.

 

https://danviet.vn/binh-dinh-trong-lua-bc15-moi-nang-suat-dat-toi-80-ta-ha-nong-dan-chi-ban-giong-cung-an-du-2021051309305284.htm


Theo Thăng Bình (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.